Hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã được quy định như thế nào? Điều kiện để trở thành thành viên ngân hàng hợp tác xã bao gồm những gì?
Thế nào là ngân hàng hợp tác xã?
Căn cứ tại khoản 6, khoản 7 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định như sau:
- Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.
- Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Hoạt động của ngân hàng hợp tác xã?
Hoạt động của ngân hàng hợp tác xã?
Theo Điều 117 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, cụ thể như sau:
"Điều 117. Hoạt động của ngân hàng hợp tác xã
1. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng hợp tác xã là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân.
2. Ngân hàng hợp tác xã được thực hiện một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại mục 2 Chương IV của Luật này sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản."
Như vậy, hoạt động chủ yếu của ngân hàng hợp tác xã là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân.
Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân?
Căn cứ tại Điều 118 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân như sau:
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
+ Nhận tiền gửi của thành viên;
+ Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Cho vay bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
+ Cho vay đối với khách hàng là thành viên;
+ Cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên.
- Các hoạt động khác, bao gồm:
+ Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân;
+ Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác;
+ Tham gia góp vốn thành lập ngân hàng hợp tác xã;
+ Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
+ Mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
+ Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm;
+ Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên.
- Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể địa bàn hoạt động của từng quỹ tín dụng nhân dân trong Giấy phép.
Điều kiện để trở thành thành viên ngân hàng hợp tác xã bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 34 Thông tư 31/2012/TT-NHNN và khoản 1 Điều 1 Thông tư 21/2019/TT-NHNN, quy định về điều kiện để trở thành thành viên ngân hàng hợp tác xã, như sau:
- Đối với quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tín dụng khác: Không thuộc đối tượng áp dụng kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 tại thời điểm đề nghị tham gia là thành viên.
- Đối với pháp nhân khác: Hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề năm đề nghị tham gia là thành viên.
- Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 Điều này phải góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 31 Thông tư này, phải có đơn đề nghị và cử đại diện hợp pháp tham gia.
Về chấm dứt tư cách thành viên, được quy định tại Điều 35 Thông tư 31/2012/TT-NHNN, cụ thể như sau:
"Điều 35. Chấm dứt tư cách thành viên
Thành viên ngân hàng hợp tác xã chấm dứt tư cách thành viên khi:
1. Thành viên chấm dứt tư cách pháp nhân.
2. Thành viên là pháp nhân không phải Quỹ tín dụng nhân dân:
a) Không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng hợp tác xã;
b) Không góp đủ vốn thường niên theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư này;
c) Đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho pháp nhân khác theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư này.
3. Thành viên được Đại hội thành viên chấp thuận hoặc bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi ngân hàng hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng hợp tác xã."
Lê Diễm Phúc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?