Hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc được thực hiện theo trình tự như thế nào? Kết luận của Hội đồng dân tộc được thực hiện ra sao?
Những chủ thể nào được yêu cầu giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội như sau:
Giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Căn cứ vào chương trình giám sát, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước giải trình và cá nhân có liên quan tham gia giải trình vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách.
Việc tổ chức giải trình, nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình và người được yêu cầu giải trình do Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban quyết định.
...
Theo đó, căn cứ vào chương trình giám sát, Hội đồng dân tộc yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước giải trình và cá nhân có liên quan tham gia hoạt động giải trình vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc phụ trách.
Hội đồng dân tộc (Hình từ Internet)
Hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 43 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội như sau:
Giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
...
2. Việc giải trình được tổ chức tại phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động của chính sách có thể được mời tham dự phiên giải trình và phát biểu ý kiến.
3. Nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được thông báo cho người được yêu cầu giải trình, thành viên Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu được mời tham dự phiên giải trình chậm nhất là 10 ngày trước ngày tiến hành phiên giải trình.
4. Phiên giải trình của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức công khai, trừ trường hợp do Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội quyết định.
5. Phiên giải trình được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Chủ tọa nêu vấn đề yêu cầu giải trình, người có trách nhiệm giải trình;
b) Thành viên Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tham dự nêu yêu cầu giải trình;
c) Người giải trình có trách nhiệm giải trình vấn đề được yêu cầu;
d) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên giải trình phát biểu ý kiến;
đ) Chủ tọa tóm tắt nội dung phiên giải trình, dự kiến kết luận vấn đề được giải trình;
e) Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xem xét, thông qua kết luận vấn đề được giải trình; kết luận được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội biểu quyết tán thành.
Kết luận của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, người được yêu cầu giải trình và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Theo đó, việc giải trình được tổ chức tại phiên họp Hội đồng dân tộc. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động của chính sách có thể được mời tham dự phiên giải trình và phát biểu ý kiến.
Nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình của Hội đồng dân tộc được thông báo cho người được yêu cầu giải trình, thành viên Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu được mời tham dự phiên giải trình chậm nhất là 10 ngày trước ngày tiến hành phiên giải trình.
Trình tự thực hiện hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 43 nêu trên.
Kết luận của Hội đồng dân tộc về hoạt động giải trình của người được yêu cầu giải trình được thực hiện ra sao?
Căn cứ khoản 6 Điều 43 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội như sau:
Giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
...
6. Cơ quan, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Theo đó, kết luận của Hội đồng dân tộc được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, người được yêu cầu giải trình và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Cơ quan, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận của Hội đồng dân tộc. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Hội đồng dân tộc báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng dân tộc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?