Hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ cho doanh nghiệp được quy định như thế nào?
- Hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ cho doanh nghiệp được quy định như thế nào?
- Điều kiện đối với tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tổ chức, cá nhân tham gia thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là gì?
- Nội dung hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như thế nào?
Hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ cho doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp
1. Nội dung đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ bao gồm: Đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ, cập nhật công nghệ mới, tìm kiếm công nghệ; đàm phán và chuyển giao công nghệ; kỹ năng vận hành, khai thác hiệu quả các công nghệ; thích nghi, cải tiến công nghệ, giải mã công nghệ; bồi dưỡng chuyên sâu về thiết kế, phát triển sản phẩm dựa trên công nghệ và nội dung khác phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
2. Hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ cho doanh nghiệp:
a) Điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của doanh nghiệp; khảo sát, đánh giá tác động và hiệu quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức các hoạt động để quản lý, kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc;
b) Thiết kế khung chương trình đào tạo bồi dưỡng về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo và biên soạn nội dung, tài liệu đào tạo, in ấn giáo trình, tài liệu phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
d) Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cộng tác viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho doanh nghiệp.
...
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức hỗ trợ đối với kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, đề án khác do bộ, ngành, địa phương quản lý được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy theo quy định trên hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ cho doanh nghiệp như sau:
- Điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của doanh nghiệp; khảo sát, đánh giá tác động và hiệu quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức các hoạt động để quản lý, kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
- Thiết kế khung chương trình đào tạo bồi dưỡng về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 76/2018/NĐ-CP.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo và biên soạn nội dung, tài liệu đào tạo, in ấn giáo trình, tài liệu phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
- Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cộng tác viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho doanh nghiệp.
Hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ cho doanh nghiệp được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện đối với tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tổ chức, cá nhân tham gia thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ
1. Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tổ chức, cá nhân có kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có khả năng thương mại hóa;
b) Tổ chức, cá nhân hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
c) Tổ chức, cá nhân làm công tác quản lý hoạt động thương mại hóa và hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
2. Điều kiện đối với tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tổ chức có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ;
b) Có đội ngũ cán bộ, chuyên gia, cộng tác viên có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đào tạo về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ;
c) Có khung chương trình đào tạo, giảng dạy phù hợp với mục đích, nhu cầu thực tiễn của đối tượng đào tạo được bộ, ngành, địa phương phê duyệt hoặc chấp thuận.
...
Như vậy theo quy định trên điều kiện đối với tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tổ chức, cá nhân tham gia thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như sau:
- Tổ chức có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
- Có đội ngũ cán bộ, chuyên gia, cộng tác viên có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đào tạo về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
- Có khung chương trình đào tạo, giảng dạy phù hợp với mục đích, nhu cầu thực tiễn của đối tượng đào tạo được bộ, ngành, địa phương phê duyệt hoặc chấp thuận.
Nội dung hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định nội dung hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như sau:
- Thuê chuyên gia trong nước, nước ngoài; mua bản quyền, phần mềm, dữ liệu phục vụ các khóa đào tạo về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ.
- Biên soạn, phát hành tài liệu kỹ thuật, tài liệu mẫu, tài liệu hướng dẫn về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ.
- Đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, nước ngoài, qua mạng thông tin điện tử về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển giao công nghệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?