Hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước nhằm những mục đích nào? Nội dung kiểm soát sẽ gồm những gì?
Hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước nhằm những mục đích nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Mục tiêu hoạt động kiểm soát nội bộ
1. Đảm bảo triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch của đơn vị đúng định hướng và đạt được mục tiêu đề ra.
2. Bảo đảm hoạt động của đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định của Ngân hàng Nhà nước, phòng ngừa, hạn chế rủi ro; quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.
3. Phát hiện những tồn tại, bất cập và kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, quy chế, quy định nội bộ nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Như vậy hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước nhằm những mục đích sau:
- Đảm bảo triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch của đơn vị đúng định hướng và đạt được mục tiêu đề ra.
- Bảo đảm hoạt động của đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định của Ngân hàng Nhà nước, phòng ngừa, hạn chế rủi ro; quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.
- Phát hiện những tồn tại, bất cập và kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, quy chế, quy định nội bộ nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Ngân hàng nhà nước (Hình từ Internet)
Hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng nhà nước được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động kiểm soát nội bộ
1. Đảm bảo tính khách quan, tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, quy định nội bộ của đơn vị; phù hợp quy mô, tính chất, đặc thù hoạt động của đơn vị.
2. Thực hiện theo chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt và hướng dẫn nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.
3. Ưu tiên nguồn lực, thời gian thực hiện kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với những hoạt động, nghiệp vụ trọng yếu hoặc có rủi ro cao.
Như vậy hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng nhà nước được thực hiện dựa trên những nguyên tắc như trên.
Hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng nhà nước sẽ gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Nội dung hoạt động kiểm soát nội bộ
1. Thường xuyên rà soát văn bản để kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ nhằm quy định cụ thể nội dung công việc, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị và từng phòng, ban, cá nhân trong điều hành và xử lý công việc bảo đảm đúng quy định, chặt chẽ, khoa học.
2. Thực hiện tự kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, quản lý tài chính, tài sản, an toàn hoạt động kho quỹ, công nghệ thông tin và tính tuân thủ, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong đơn vị; rà soát, đánh giá về mức độ phù hợp và tính hiệu lực, hiệu quả, xác định các vấn đề còn tồn tại và đề xuất các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm bảo vệ an toàn tài sản và nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt động của đơn vị.
3. Phân loại, quản lý và khai thác hệ thống thông tin, báo cáo của đơn vị phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo hoạt động thông suốt, liên tục.
4. Thiết lập cơ chế giám sát, báo cáo, trao đổi thông tin nội bộ hữu hiệu nhằm phòng ngừa rủi ro và phục vụ công tác quản lý, điều hành đơn vị phù hợp, hiệu quả.
Như vậy hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng nhà nước sẽ gồm những nội dung sau:
- Thường xuyên rà soát văn bản để kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ nhằm quy định cụ thể nội dung công việc, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị và từng phòng, ban, cá nhân trong điều hành và xử lý công việc bảo đảm đúng quy định, chặt chẽ, khoa học.
- Thực hiện tự kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, quản lý tài chính, tài sản, an toàn hoạt động kho quỹ, công nghệ thông tin và tính tuân thủ, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong đơn vị; rà soát, đánh giá về mức độ phù hợp và tính hiệu lực, hiệu quả, xác định các vấn đề còn tồn tại và đề xuất các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm bảo vệ an toàn tài sản và nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt động của đơn vị.
- Phân loại, quản lý và khai thác hệ thống thông tin, báo cáo của đơn vị phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo hoạt động thông suốt, liên tục.
- Thiết lập cơ chế giám sát, báo cáo, trao đổi thông tin nội bộ hữu hiệu nhằm phòng ngừa rủi ro và phục vụ công tác quản lý, điều hành đơn vị phù hợp, hiệu quả.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm soát nội bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?