Hoạt động kinh doanh Karaoke đối với cơ sở lưu trú du lịch hiện nay có bị cấm không? Quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?
Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch quy định ra sao?
Căn cứ Điều 50 Luật Du lịch 2017 quy định về việc xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch như sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao và 05 sao.
- Thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:
+ Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao;
+ Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao.
- Hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
+ Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
+ Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;
+ Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch;
+ Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.
- Trình tự, thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 05 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nhu cầu đăng ký xếp hạng lại cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 5 và 7 Điều này.
- Phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
- Biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được gắn ở khu vực cửa chính của cơ sở lưu trú du lịch.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.
Hoạt động kinh doanh Karaoke đối với cơ sở lưu trú du lịch
Các cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao có phải xin giấy phép kinh doanh karaoke hay không?
Căn cứ Điều 53 Luật Du lịch 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có quyền sau đây:
+ Từ chối tiếp nhận khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch hoặc khi cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng yêu cầu của khách du lịch;
+ Hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này;
+ Niêm yết công khai giá bán hàng hóa và dịch vụ, nội quy của cơ sở lưu trú du lịch;
+ Bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật về dân sự;
+ Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch khi có sự thay đổi về tên cơ sở, quy mô, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật;
+ Chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
+ Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đã được công nhận hạng có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
+ Treo biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch và quảng cáo đúng với loại, hạng đã được công nhận;
+ Duy trì chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được công nhận.
Như vậy, trước đây đối với Luật Du lịch 2005 có quy định cụ thể về việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện trong các cơ sở lưu trú du lịch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng thì không cần có giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên đối với Luật Du lịch 2017 có hiệu lực từ 01/01/2018 không có quy định cụ thể việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện trong các cơ sở lưu trú du lịch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao. Vì vậy, cơ sở lưu trú du lịch kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện phải tuân thủ quy định của pháp luật liên quan.
Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke thì quy định ra sao?
Căn cứ, khoản 2 Điều 37 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP như sau:
- Vũ trường, phòng karaoke trong các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4 sao trở lên hoặc hạng cao cấp được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng không quá 2 giờ sáng.
Như vậy theo quy định trên thì chỉ quy định về việc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh karaoke ngoài cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp; không áp dụng cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke đối với cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng. Tuy nhiên các quy định về dịch vụ karaoke hầu như bị bãi bỏ. Cho nên tạm hiểu quy định này được hiểu là các cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận hạng sao, hạng cao cấp mà Quyết định công nhận hạng còn hiệu lực thì không bắt buộc phải làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh về dịch vụ karaoke của mình.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Du lịch có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?