Hoạt động trong khi giấy phép thành lập văn phòng đại diện đã hết hạn cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
- Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hết hạn thì có được gia hạn lại hay không?
- Hoạt động trong khi giấy phép thành lập văn phòng đại diện đã hết hạn cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi hoạt động trong khi giấy phép thành lập văn phòng đại diện đã hết hạn hay không?
Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hết hạn thì có được gia hạn lại hay không?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung, gia hạn và cấp lại giấy phép thành lập như sau:
Sửa đổi, bổ sung, gia hạn và cấp lại giấy phép thành lập
1. Tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài phải đăng ký sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài trong phạm vi quốc gia mà tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được thành lập;
b) Thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện tại Việt Nam;
c) Hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
...
Như vậy, khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài phải đăng ký gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hết hạn thì có được gia hạn lại hay không? (Hình từ Internet)
Hoạt động trong khi giấy phép thành lập văn phòng đại diện đã hết hạn cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động khi đã hết thời hạn quy định trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động ngoài nội dung ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Trục xuất người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần; trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; biện pháp đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân;
c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
...
Như vậy, đối với hành vi hoạt động trong khi giấy phép thành lập văn phòng đại diện đã hết hạn, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có thể bị bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời, phải thực hiện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi hoạt động trong khi giấy phép thành lập văn phòng đại diện đã hết hạn hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 38 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với hành vi vi phạm quy định tại:
a) Các khoản 1, 2 và 3 Điều 6; các khoản 2, 3, 4, 6, 7, 8 và 9 Điều 7; Điều 8; khoản 1, điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 10; khoản 1, điểm a và b khoản 2, điểm a và b khoản 3, khoản 4 và 5 Điều 11; các khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 12; các Điều 13, 14, 16 và 17; khoản 1 và 2 Điều 18; điểm a và b khoản 1, điểm a và b khoản 2, các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 19; Điều 20; Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 22; các Điều 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 33 và 34 Nghị định này;
...
Đồng thời, căn cứ Điều 38 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hoạt động trong khi giấy phép thành lập văn phòng đại diện đã hết hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 01/01/2025, có những phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nào? Mức đóng bảo hiểm TNLĐ là bao nhiêu?
- Danh mục số lượng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội PCCC cơ sở theo Thông tư 55/2024 thế nào?
- Người làm công tác xã hội là ai? Việc đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác xã hội được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự 2025 chính thức theo Hướng dẫn 4705? Trình tự thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu ra sao?
- Bác sỹ thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề có được cấp mới giấy phép hành nghề?