Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan nhằm mục đích gì? Cần đảm bảo các yêu cầu như thế nào?

Xin cho hỏi: Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan nhằm mục đích gì? Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan cần đảm bảo các yêu cầu như thế nào? - câu hỏi của chị Dung (Vĩnh Long)

Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan nhằm mục đích gì?

Theo Điều 3 Quy chế thực hiện trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:

Mục đích hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến
Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến nhằm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo các cấp; kịp thời xử lý những thông tin, tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hải quan; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Theo quy định nêu trên thì hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan nhằm mục đích:

- Phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo các cấp;

- Kịp thời xử lý những thông tin, tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hải quan;

- Phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

giám sát trực tuyến trong ngành hải quan

Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)

Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan cần đảm bảo các yêu cầu như thế nào?

Theo Điều 4 Quy chế thực hiện trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:

Yêu cầu đối với hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến
1. Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành Hải quan phải được tổ chức thực hiện liên tục, thông suốt, kịp thời nắm tình hình, xử lý thông tin, tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hải quan.
2. Nội dung thực hiện, thông tin phát sinh, ý kiến chỉ đạo, kết quả thực hiện phải được ghi nhận đầy đủ, trung thực trong nhật ký trực ban, giám sát trực tuyến và được bàn giao, theo dõi giữa các ca làm việc.
3. Thông tin, tình huống phát sinh trong ca trực phải được báo cáo lãnh đạo trực ban và chỉ triển khai thực hiện sau khi có ý kiến của lãnh đạo trực ban.
4. Việc thông báo ý kiến chỉ đạo của trực ban đến cá nhân, đơn vị; báo cáo kết quả thực hiện của cá nhân, đơn vị gửi về trực ban phải được thực hiện bằng văn bản hoặc thông qua máy điện thoại, máy fax, hộp thư điện tử,... của trực ban.
5. Cá nhân, đơn vị có liên quan, khi nhận được chỉ đạo của trực ban, có trách nhiệm khẩn trương, nghiêm túc thực hiện và báo cáo kết quả về trực ban.

Theo đó, hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành Hải quan phải được tổ chức thực hiện liên tục, thông suốt, kịp thời nắm tình hình, xử lý thông tin, tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hải quan.

- Nội dung thực hiện, thông tin phát sinh, ý kiến chỉ đạo, kết quả thực hiện phải được ghi nhận đầy đủ, trung thực trong nhật ký trực ban, giám sát trực tuyến và được bàn giao, theo dõi giữa các ca làm việc.

- Thông tin, tình huống phát sinh trong ca trực phải được báo cáo lãnh đạo trực ban và chỉ triển khai thực hiện sau khi có ý kiến của lãnh đạo trực ban.

- Việc thông báo ý kiến chỉ đạo của trực ban đến cá nhân, đơn vị; báo cáo kết quả thực hiện của cá nhân, đơn vị gửi về trực ban phải được thực hiện bằng văn bản hoặc thông qua máy điện thoại, máy fax, hộp thư điện tử,... của trực ban.

- Cá nhân, đơn vị có liên quan, khi nhận được chỉ đạo của trực ban, có trách nhiệm khẩn trương, nghiêm túc thực hiện và báo cáo kết quả về trực ban.

Nhật ký trực ban được quy định như thế nào?

Theo Phụ lục 1 ban ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định về nhật ký trực ban tại cơ quan Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố được sử dụng theo mẫu dưới đây:

nhật ký trực ban

Tải về mẫu Nhật ký trực ban mới nhất hiện nay: Tải về

Cách ghi nhật ký trực ban được quy định như sau:

(1) Nội dung thực hiện: ghi rõ nội dung, phạm vi thực hiện kiểm tra, giám sát trong ca trực.

(2) Vụ việc phát sinh.

- Thời gian phát sinh, tiếp nhận.

- Địa điểm/địa bàn xảy ra.

- Thông tin liên quan (tờ khai, số container,...).

- Nội dung vụ việc.

(3) Nội dung chỉ đạo

- Thời gian xử lý.

- Hình thức xử lý (điện thoại/fax/văn bản...).

- Nội dung xử lý.

- Đầu mối tiếp nhận thực hiện.

(4) Theo dõi kết quả thực hiện.

- Kết quả thực hiện, xử lý.

- Thời gian báo cáo.

- Đơn vị báo cáo.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngành Hải quan

Huỳnh Lê Bình Nhi

Ngành Hải quan
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngành Hải quan có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành Hải quan
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan có được thực hiện khi công chức cố tình áp sai mã số hàng hóa hay không?
Pháp luật
Quyết định kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Ngành Hải quan được trang bị những thiết bị tin học nào để triển khai công nghệ thông tin? Ngành Hải quan phải quản lý công nghệ thông tin như thế nào?
Pháp luật
Khi thực hiện công tác giám sát trực tuyến trong ngành hải quan mà phát hiện dấu hiệu nghi vấn thì cần xử lý ra sao?
Pháp luật
Hoạt động trực ban, giám sát trực tuyến trong ngành hải quan nhằm mục đích gì? Cần đảm bảo các yêu cầu như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động giám sát trực tuyến trong ngành Hải quan là gì? Có bao nhiêu phương thức giám sát trực tuyến?
Pháp luật
Sắp tới, các thủ tục hải quan sẽ được thực hiện trên ứng dụng di động để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp?
Pháp luật
Khuyến khích việc tăng cường tương tác giữa cán bộ, công chức Hải quan với người dân, doanh nghiệp qua mạng xã hội?
Pháp luật
Số hóa công tác đào tạo, tập huấn ngành Hải quan bằng việc hoàn thiện, nâng cấp Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến?
Pháp luật
Ngành Hải quan hướng tới sử dụng kỹ thuật phân tích thông tin tiên tiến (B1, Big Data) để phục vụ cho tác nghiệp, quản lý nguồn lực và ra quyết định?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào