Hoạt động viễn thông công ích là gì và được thực hiện theo nguyên tắc nào? Phương thức hỗ trợ thiết bị đầu cuối trong hoạt động viễn thông công ích?
Hoạt động viễn thông công ích là gì và được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Viễn thông 2023 thì hoạt động viễn thông công ích là việc hỗ trợ cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông công ích, thiết bị đầu cuối góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, hoạt động viễn thông công ích được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Phổ cập dịch vụ viễn thông, trong đó ưu tiên các khu vực sau:
- Biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Các khu vực khó có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường;
(2) Bảo đảm quyền truy nhập dịch vụ bình đẳng, hợp lý cho mọi người dân; ưu tiên hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích và thiết bị đầu cuối cho các đối tượng sau:
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội;
- Các đối tượng chính sách đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Kinh phí cho hoạt động viễn thông công ích được bảo đảm từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
Hoạt động viễn thông công ích là gì và được thực hiện theo nguyên tắc nào? Phương thức hỗ trợ thiết bị đầu cuối trong hoạt động viễn thông công ích? (Hình từ Internet)
Việc hỗ trợ thiết bị đầu cuối trong hoạt động viễn thông công ích được thực hiện bằng phương thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Viễn thông 2023 về việc thực hiện hoạt động viễn thông công ích như sau:
Quản lý hoạt động viễn thông công ích
1. Hoạt động viễn thông công ích được thực hiện như sau:
a) Hỗ trợ cho doanh nghiệp viễn thông để thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo các phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu;
b) Hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích cho đối tượng được hỗ trợ thông qua doanh nghiệp viễn thông theo các phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
c) Hỗ trợ thiết bị đầu cuối bằng tiền hoặc hiện vật cho đối tượng được hỗ trợ thông qua doanh nghiệp theo các phương thức đấu thầu, giao nhiệm vụ hoặc hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hỗ trợ.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này và cơ chế tài chính thực hiện hoạt động viễn thông công ích, bao gồm mức đóng góp tối đa, đối tượng được miễn, giảm đóng góp vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam; việc quản lý, sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam cho hoạt động viễn thông công ích; thời hạn hỗ trợ cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông công ích bảo đảm tính ổn định, liên tục thông qua các chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
...
Như vậy, việc hỗ trợ thiết bị đầu cuối bằng tiền hoặc hiện vật cho đối tượng được hỗ trợ trong hoạt động viễn thông công ích được thực hiện qua các phương thức sau:
- Đấu thầu, giao nhiệm vụ thông qua doanh nghiệp;
- Hỗ trợ trực tiếp: Cung cấp thiết bị đầu cuối trực tiếp cho đối tượng được hỗ trợ mà không thông qua doanh nghiệp viễn thông.
Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra thực hiện hoạt động viễn thông công ích?
Căn cứ theo khoản 4 và khoản 5 Điều 32 Luật Viễn thông 2023 có quy định như sau:
Quản lý hoạt động viễn thông công ích
...
4. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;
c) Ban hành giá dịch vụ viễn thông công ích theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Tổ chức, quản lý, kiểm tra thực hiện hoạt động viễn thông công ích.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất địa bàn được hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, danh sách đối tượng được hưởng hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích, thiết bị đầu cuối tại địa phương;
b) Tổ chức thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo nhiệm vụ được giao;
c) Phối hợp kiểm tra thực hiện hoạt động viễn thông công ích tại địa phương.
Như vậy, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện hoạt động viễn thông công ích bao gồm:
- Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với hoạt động viễn thông công ích tại địa phương).
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động viễn thông công ích có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?