Học sinh đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có hành vi phạm tội thì xử lý như thế nào?
- Học sinh đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có hành vi phạm tội thì xử lý như thế nào?
- Khi cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đến nhận học sinh để đưa đi thì có phải lập biên bản không?
- Học sinh đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phạm tội hưởng án treo thì có phải tiếp tục chấp hành quyết định tại trường?
Học sinh đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có hành vi phạm tội thì xử lý như thế nào?
Học sinh đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng mà có hành vi phạm tội, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2021/NĐ-CP thì giải quyết như sau:
- Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng;
- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với học sinh đó và gửi ngay quyết định cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, đồng thời thông báo cho Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tạm đình chỉ, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm đến trường giáo dưỡng nhận học sinh;
Lưu ý: Hiệu trưởng trường giáo dưỡng khi ra quyết định tạm đình chỉ thi hành đối với học sinh thì thời gian tạm đình chỉ không được quá thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Trong trường hợp ngày chấp hành xong thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đúng ngày hết thời hạn tạm đình chỉ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm làm thủ tục theo quy định tại Điều 42, Điều 43 Nghị định 140/2021/NĐ-CP.
Học sinh đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có hành vi phạm tội thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đến nhận học sinh để đưa đi thì có phải lập biên bản không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 140/2021/NĐ-CP như sau:
Tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
...
2. Khi nhận được văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc để tham gia tố tụng. Quyết định phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của học sinh, trại viên; mục đích, thời hạn tạm thời đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; họ tên, chức vụ của người ký quyết định.
3. Cơ quan có yêu cầu đưa học sinh, trại viên ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm đưa học sinh, trại viên đi và trả lại theo đúng thời hạn đã ghi trong quyết định hoặc khi không còn yêu cầu. Người đến nhận, trả lại học sinh, trại viên phải có Giấy giới thiệu kèm theo Chứng minh Công an nhân dân. Việc giao, nhận người và hồ sơ phải được lập thành biên bản.
Như vậy, khi tạm thời đưa học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng thì việc giao nhận người phải được lập biên bản giao nhận.
Lưu ý: Người của cơ quan tiến hành tố tụng đến nhận học sinh phải có Giấy giới thiệu kèm theo Chứng minh Công an nhân dân.
Học sinh đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phạm tội hưởng án treo thì có phải tiếp tục chấp hành quyết định tại trường?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 140/2021/NĐ-CP như sau:
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
...
5. Trường hợp đối tượng bị Tòa án xử phạt tù, kể cả trường hợp được hưởng án treo thì được miễn chấp hành quyết định hoặc phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền gửi văn bản kèm theo bản sao Bản án cho Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ (nếu có) và thông báo cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, Trưởng Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ, Ủy ban nhân dân nơi người đó cư trú và gia đình của người đó.
Theo quy định trên thì trường hợp đối tượng bị Tòa án xử phạt tù, kể cả trường hợp được hưởng án treo thì được miễn chấp hành quyết định hoặc phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Như vậy, đối với học sinh đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phạm tội và được hưởng án treo thì không phải tiếp tục chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp bảo hiểm muốn thay đổi mức vốn điều lệ cần phải có được sự đồng ý của cơ quan nào?
- Khi nào đảng viên phải chuyển sinh hoạt đảng chính thức, tạm thời? Hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng bao gồm gì?
- Nghĩa vụ quân sự 2025 chú trọng tuyển người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng đúng không? Nghĩa vụ quân sự 2025 có mấy đợt tuyển quân?
- Cơ sở xây dựng kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Việc phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư chỉ được thực hiện khi nào?
- Biểu thuế nhập khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế được sửa đổi bởi Nghị định 144/2024 áp dụng từ 16 12 thế nào?