Học sinh trong trường giáo dưỡng bị ốm nặng có được chuyển đến bệnh viện để điều trị hay không?
Học sinh 13 tuổi có thể bị đưa vào trường giáo dưỡng khi có dấu hiệu của tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hay không?
Căn cứ Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
“Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”
Như vậy, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự có thể bị đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật.
Trường giáo dưỡng (Hình từ Internet)
Học sinh bị đưa vào trường giáo dưỡng được nhận các chế độ ăn uống như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Nghị định 133/2020/NĐ-CP, chế độ ăn uống của học sinh trường giáo dưỡng được quy định như sau:
"Điều 28. Chế độ ăn, mặc của học sinh trường giáo dưỡng
1. Học sinh được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm:
a) 17 kg gạo tẻ;
b) 1,2 kg thịt lợn;
c) 1,2 kg cá;
d) 0,5 kg đường;
đ) 0,75 lít nước mắm;
e) 0,1 kg bột ngọt;
g) 0,5 kg muối;
h) 15 kg rau xanh;
i) 0,2 lít dầu ăn;
k) Gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ;
l) Chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.
Chế độ ăn trong các ngày lễ, Tết của học sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật và khoản 1 Điều 149 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế để đảm bảo học sinh ăn hết tiêu chuẩn ăn. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định chế độ ăn đối với học sinh ốm đau, bệnh tật trên cơ sở đề xuất của cán bộ y tế nhưng tổng định lượng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường."
Học sinh trong trường giáo dưỡng bị ốm nặng có được chuyển đến bệnh viện để điều trị hay không?
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 133/2020/NĐ-CP, chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng được quy định như sau:
"Điều 29. Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng
1. Học sinh khi đến trường giáo dưỡng được y tế của trường giáo dưỡng tổ chức khám, lập phiếu theo dõi sức khỏe. Trong thời gian học sinh chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, trường giáo dưỡng căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị tổ chức khám sức khỏe tổng quát cho học sinh, định kỳ ít nhất 06 tháng/lần, cụ thể: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, kiểm tra các thông số về nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa. Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho học sinh được thanh toán theo khung giá quy định của Bộ Y tế. Trường giáo dưỡng thường xuyên có biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thực hiện các biện pháp cai nghiện ma túy, phòng chống lây nhiễm, điều trị HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm cho học sinh. Việc khám sức khỏe cho học sinh căn cứ vào điều kiện, thời gian chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, tình hình cụ thể của từng trường giáo dưỡng và lưu kết quả vào hồ sơ để quản lý, theo dõi sức khỏe của học sinh. Tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho học sinh được cấp tương đương 04 kg gạo tẻ/học sinh/tháng.
2. Trường hợp học sinh bị ốm nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá nhà trường thì được chuyển đến cơ sở y tế cấp huyện, cấp tỉnh nơi có trường giáo dưỡng để điều trị.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày đưa học sinh đến tuyến trên để điều trị thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo cáo Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và thông báo cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh biết, phối hợp với nhà trường chăm sóc, điều trị. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng cho học sinh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định.
3. Trong thời gian điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa mà học sinh hết thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải cấp giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng trên địa bàn, tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho học sinh; xây dựng hoặc bố trí khu, buồng riêng để khám bệnh, chữa bệnh cho học sinh, phòng trực của cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Các chi phí khám bệnh tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều này được ngân sách nhà nước cấp. Trừ trường hợp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của học sinh tự nguyện chi trả kinh phí điều trị bệnh."
Như vậy, trong trường hợp học sinh bị ốm nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá nhà trường thì được chuyển đến cơ sở y tế cấp huyện, cấp tỉnh nơi có trường giáo dưỡng để điều trị.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?