Học viện Tư pháp tuyển sinh 2000 chỉ tiêu Luật sư năm 2024? Thời gian đào tạo Luật sư năm 2024 như thế nào?
Học viện Tư pháp tuyển sinh 2000 chỉ tiêu Luật sư năm 2024?
Theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2329/QĐ-HVTP 2023 tải có nêu rõ chỉ tiêu Học viện Tư pháp tuyển sinh năm 2024 như sau:
- Đào tạo nghề luật sư: 2.000 người
- Đào tạo nghề công chứng: 1.000 người
- Đào tạo nghề đấu giá: 100 người
- Đào tạo nghiệp vụ thi hành án: 150 người
- Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư: 200 người
- Thí điểm đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại: 50 người
- Đào tạo nghề thừa phát lại: 100 người
Theo đó, năm 2024 học viện tư pháp tuyển sinh 2000 chỉ tiêu Luật sư
>> Tải trọn bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư: Tải về
Học viện Tư pháp tuyển sinh 2000 chỉ tiêu Luật sư năm 2024? Thời gian đào tạo Luật sư năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời gian đào tạo Luật sư năm 2024 tại Học viện tư pháp như thế nào?
Theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2329/QĐ-HVTP 2023 có nêu rõ về thời gian đào tạo Luật sư năm 2024 tại Học viện tư pháp như sau:
Xem toàn bộ Kế hoạch tuyển sinh, đào tạo năm 2024 của Học viện Tư pháp: Tại đây
Tiêu chuẩn trở thành Luật sư năm 2024 là gì?
Căn cứ Điều 10 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:
Tiêu chuẩn luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Đồng thời, căn cứ Điều 11 Luật Luật sư 2006 quy định về điều kiện hành nghề luật sư như sau:
Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Theo đó, tiêu chuẩn để trở thành Luật sư như sau:
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,
- Có phẩm chất đạo đức tốt,
- Có bằng cử nhân luật,
- Đã được đào tạo nghề luật sư,
- Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư,
- Có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Đồng thời người có đủ tiêu chuẩn nêu trên muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Đồng thời căn cứ Điều 12 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) có quy định:
Đào tạo nghề luật sư
1. Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.
2. Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
3. Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư, việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.
Theo đó, thời gian đào tạo nghề luật sư hiện nay là mười hai tháng.
Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư mới nhất như thế nào?
Tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có nêu rõ các quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư bao gồm:
- Quy tắc 1: Sứ mệnh của luật sư.
- Quy tắc 2: Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
- Quy tắc 3: Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư.
- Quy tắc 4: Tham gia hoạt động cộng đồng.
- Quy tắc 5: Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
- Quy tắc 6: Tôn trọng khách hàng.
- Quy tắc 7: Giữ bí mật thông tin.
- Quy tắc 8: Thù lao.
- Quy tắc 9: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ khách hàng.
- Quy tắc 10: Tiếp nhận vụ việc của khách hàng.
- Quy tắc 11: Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng.
- Quy tắc 12: Thực hiện vụ việc của khách hàng.
- Quy tắc 13: Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng.
- Quy tắc 14: Giải quyết khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý.
- Quy tắc 15: Xung đột về lợi ích.
- Quy tắc 16: Thông báo kết quả thực hiện vụ việc.
- Quy tắc 17: Tình đồng nghiệp của luật sư.
- Quy tắc 18: Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.
- Quy tắc 19: Cạnh tranh nghề nghiệp.
- Quy tắc 20: Ứng xử khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp.
- Quy tắc 21: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp.
- Quy tắc 22: Ứng xử của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư.
- Quy tắc 23: Ứng xử của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.
- Quy tắc 24: Quan hệ với người tập sự hành nghề luật sư.
- Quy tắc 25: Quan hệ của luật sư với tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư.
- Quy tắc 26: Quy tắc chung khi tham gia tố tụng.
- Quy tắc 27: Ứng xử tại phiên tòa.
- Quy tắc 28: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.
- Quy tắc 29: Ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước khác.
- Quy tắc 30: Ứng xử trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân khác.
- Quy tắc 31: Thông tin, truyền thông.
- Quy tắc 32: Quảng cáo.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình đào tạo luật sư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?