Hội đồng Đại học quốc gia Hà Nội gồm những thành viên nào? Hội đồng Đại học quốc gia Hà Nội làm việc theo nguyên tắc gì?
Hội đồng Đại học quốc gia Hà Nội gồm những thành viên nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 186/2013/NĐ-CP quy định Hội đồng Đại học quốc gia Hà Nội như sau:
Hội đồng Đại học quốc gia
...
2. Thành viên Hội đồng Đại học quốc gia gồm:
a) Giám đốc, các Phó Giám đốc; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của Đại học quốc gia; Hiệu trưởng các trường đại học thành viên; Viện trưởng các viện nghiên cứu khoa học thành viên;
b) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước; một số thành viên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hội đồng Đại học quốc gia Hà Nội gồm những thành viên sau đây:
- Giám đốc, các Phó Giám đốc; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của Đại học quốc gia; Hiệu trưởng các trường đại học thành viên; Viện trưởng các viện nghiên cứu khoa học thành viên;
- Đại diện cơ quan quản lý nhà nước; một số thành viên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh.
Hội đồng Đại học quốc gia Hà Nội có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Hội đồng Đại học quốc gia Hà Nội làm việc theo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Hội đồng Đại học quốc gia Hà Nội có quyền hạn gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 186/2013/NĐ-CP quy định Hội đồng Đại học quốc gia Hà Nội như sau:
Hội đồng Đại học quốc gia
1. Hội đồng Đại học quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Đại học quốc gia;
b) Quyết nghị về phương hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học của Đại học quốc gia;
c) Quyết nghị về cơ cấu tổ chức và phương hướng phát triển của Đại học quốc gia;
d) Quyết nghị về việc thành lập, giải thể, sáp nhập, chia, tách các tổ chức và thông qua đề án thành lập, giải thể, sáp nhập, chia, tách các tổ chức của Đại học quốc gia theo quy định của Luật giáo dục đại học, Luật khoa học và công nghệ;
đ) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Đại học quốc gia, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của Đại học quốc gia.
...
Theo đó, Hội đồng Đại học quốc gia có quyền hạn sau đây:
- Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Đại học quốc gia;
- Quyết nghị về phương hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học của Đại học quốc gia;
- Quyết nghị về cơ cấu tổ chức và phương hướng phát triển của Đại học quốc gia;
- Quyết nghị về việc thành lập, giải thể, sáp nhập, chia, tách các tổ chức và thông qua đề án thành lập, giải thể, sáp nhập, chia, tách các tổ chức của Đại học quốc gia theo quy định của Luật giáo dục đại học, Luật khoa học và công nghệ;
- Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Đại học quốc gia, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của Đại học quốc gia.
Hội đồng Đại học quốc gia Hà Nội có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Hội đồng Đại học quốc gia Hà Nội làm việc theo nguyên tắc gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 186/2013/NĐ-CP quy định Hội đồng Đại học quốc gia Hà Nội như sau:
Hội đồng Đại học quốc gia
...
3. Nhiệm kỳ của Hội đồng Đại học quốc gia là 05 năm và theo nhiệm kỳ của Giám đốc Đại học quốc gia. Hội đồng Đại học quốc gia làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
4. Thủ tục thành lập, số lượng và cơ cấu thành viên; nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Đại học quốc gia; tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch, thư ký; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch và các thành viên Hội đồng Đại học quốc gia được quy định cụ thể trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
5. Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng Đại học quốc gia.
Như vậy, nhiệm kỳ của Hội đồng Đại học quốc gia Hà Nội là 05 năm và theo nhiệm kỳ của Giám đốc Đại học quốc gia.
Hội đồng Đại học quốc gia Hà Nội làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đại học Quốc gia Hà Nội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các nội dung chính trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm?
- Mục đích của việc kiểm tra yếu tố hình thành giá là gì? Thời gian kiểm tra yếu tố hình thành giá tối đa là bao lâu?
- Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ có xâm lấn cơ thể cần tổ chức theo hình thức nào? Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ bị thu hồi giấy phép hoạt động trong trường hợp nào?
- Người muốn gửi tiền vào sổ tiết kiệm phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng đúng không?
- Người được bố trí tái định cư được ghi nợ tiền sử dụng đất khi nào? Phải nộp đủ tiền còn nợ trước khi chuyển nhượng đất đúng không?