Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu được giao quản lý có phải có đại diện tổ chức đại diện cho người lao động không?
- Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu được giao quản lý có phải có đại diện tổ chức đại diện cho người lao động không?
- Hội đồng giải thể phải lập báo cáo tài chính về giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi nào?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị xem xét giải thể trong các trường hợp nào?
Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu được giao quản lý có phải có đại diện tổ chức đại diện cho người lao động không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Theo đó, Hội đồng giải thể của doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý phải có đại diện các tổ chức đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể.
Lưu ý: ngoài đại diện các tổ chức đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể thì Hội đồng giải thể của doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý phải có đại diện các cơ quan sau:
- Đại diện của cơ quan đại diện chủ sở hữu là Chủ tịch Hội đồng giải thể doanh nghiệp;
- Đại diện của đơn vị trực thuộc hoặc cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm quản lý về lĩnh vực tài chính, kế hoạch, lao động;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể;
- Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời thêm đại diện các cơ quan, tổ chức khác tham gia Hội đồng giải thể.
Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu được giao quản lý có phải có đại diện tổ chức đại diện cho người lao động không? (Hình từ Internet)
Hội đồng giải thể phải lập báo cáo tài chính về giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì trong thời hạn 07 ngày làm việc tính từ ngày kết thúc việc giải thể và thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Hội đồng giải thể phải lập báo cáo tài chính về giải thể doanh nghiệp, trình người quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Đồng thời, Hội đồng giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải lập hồ sơ giải thể doanh nghiệp theo các nội dung quy định tại Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020 và gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đã đăng ký doanh nghiệp.
Trong đó, hồ sơ giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
(i) Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và bộ quản lý ngành.
(ii) Đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giải thể doanh nghiệp.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị xem xét giải thể trong các trường hợp nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau:
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác;
- Doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà không phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh và không thực hiện được các hình thức chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại khác theo quy định của pháp luật;
- Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
- Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết;
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giải thể doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?