Hội đồng giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả giải thể khi nào?
Hội đồng giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả giải thể khi nào?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 44 Nghị định 37/2023/NĐ-CP thì trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày kết thúc việc giải thể, Hội đồng giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân báo cáo Thủ tướng Chính phủ/Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả giải thể.
Một số những lưu ý liên quan đến trách nhiệm của Hội đồng giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân sau khi có quyết định giải thể:
Về mốc thời gian: trong vòng 05 ngày làm việc tính từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực, Hội đồng giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân có trách nhiệm:
- Thu hồi con dấu của Quỹ Hỗ trợ nông dân để phục vụ việc giải thể;
- Tổ chức giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân theo phương án được duyệt;
Về việc sử dụng con dấu: Hội đồng giải thể được sử dụng con dấu của Quỹ Hỗ trợ nông dân để phục vụ công tác giải thể và yêu cầu các cơ quan nhà nước có liên quan hỗ trợ việc thu hồi tài sản.
Hội đồng giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả giải thể khi nào? (Hình từ Internet)
Phương án giải thể do Hội đồng giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân xây dựng phải có những nội dung nào?
Phương án giải thể do Hội đồng giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân xây dựng phải có những nội dung cơ bản theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 37/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Đánh giá của tổ chức kiểm toán độc lập về thực trạng tài chính và xác định giá trị còn lại vốn chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân, trừ trường hợp Quỹ Hỗ trợ nông dân đã có báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập trong vòng 06 tháng trước thời điểm quyết định giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân;
- Phương án thanh lý tài sản, xử lý nguồn vốn, các khoản cho vay và đầu tư đang thực hiện và thanh toán các khoản nợ của Quỹ Hỗ trợ nông dân;
- Phương án chuyển giao các khoản nhận ủy thác của các tổ chức ủy thác;
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
- Điều khoản chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Lưu ý số 1: Sau khi Hội đồng giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân hoàn tất việc xây dựng phương án giải thể theo những nội dung nêu trên thì phải tiến hành báo cáo Thủ tướng Chính phủ/Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua.
Lưu ý số 2: Trên cơ sở phê duyệt phương án giải thể do Hội đồng giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân đề xuất, Thủ tướng Chính phủ/Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương/Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh/Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện, công bố việc giải thể trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đối tượng nào có trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam:
Trách nhiệm của Trung ương Hội nông dân Việt Nam và Hội nông dân cấp tỉnh/cấp huyện/cấp xã
...
3. Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam có trách nhiệm:
a) Xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 6 Nghị định nảy;
b) Ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân và Quy chế nội bộ mẫu về cho vay, quản lý nợ và xử lý rủi ro áp dụng cho toàn bộ hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân Việt Nam;
c) Phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương;
d) Phê duyệt phương hướng hoạt động của hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ trung và dài hạn; Phê duyệt kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính hằng năm, trung hạn và dài hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương; Phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối chênh lệch thu chi, trích lập các Quỹ Hỗ trợ nông dân hằng năm của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương theo quy định;
đ) Hướng dẫn hoạt động cho vay của hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp phù hợp với quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
Đối chiếu với quy định trên thì Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam có trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối chênh lệch thu chi, trích lập các Quỹ Hỗ trợ nông dân hằng năm của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương theo quy định.
Trong đó, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 37 Nghị định 37/2023/NĐ-CP thì báo cáo tài chính mà Quỹ Hỗ trợ nông dân gửi bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu;
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo tình hình thu chi tài chính;
- Báo cáo tình hình phân phối chênh lệch thu, chi và sử dụng các quỹ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ Hỗ trợ nông dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ của hãng hàng không nước ngoài gồm giấy tờ gì?
- Admm+ là cơ chế hợp tác nào? Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia nào? Hội nghị Admm+ là gì?
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ trong bao lâu?
- Tải Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú? Đối tượng nào sử dụng Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú?
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ từ 01 01 2025 là bao nhiêu?