Hội đồng kiểm toán Nhà nước làm việc dựa theo nguyên tắc nào? Hội đồng kiểm toán Nhà nước có cơ cấu như thế nào?
Hội đồng kiểm toán Nhà nước làm việc dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế làm việc của hội đồng kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-KTNN năm 2008, có quy định về nguyên tắc và cách thức làm việc của Hội đồng như sau:
Nguyên tắc và cách thức làm việc của Hội đồng
1. Đảm bảo nguyên tắc làm việc theo quy định tại Điều 26 Luật Kiểm toán nhà nước, cụ thể như sau:
a) Thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số, ý kiến thiểu số được bảo lưu và báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước;
b) Các ý kiến của thành viên Hội đồng được ghi vào biên bản của Hội đồng. Biên bản và các tài liệu khác của Hội đồng được bảo quản, lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
2. Hội đồng chỉ họp khi phải có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt, trong đó có Chủ tịch Hội đồng.
3. Kết quả biểu quyết phải được ít nhất 2/3 số thành viên có mặt của Hội đồng tán thành.
Trong trường hợp kết quả biểu quyết không quá 2/3 số thành viên có mặt của Hội đồng thì Chủ tịch Hội đồng kết luận và báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định
Như vậy, theo qy định trên thì hội đồng kiểm toán Nhà nước làm việc theo nguyên tắc sau:
- Thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số, ý kiến thiểu số được bảo lưu và báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước;
- Các ý kiến của thành viên Hội đồng được ghi vào biên bản của Hội đồng. Biên bản và các tài liệu khác của Hội đồng được bảo quản, lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Hội đồng kiểm toán Nhà nước làm việc dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng kiểm toán Nhà nước có cơ cấu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế làm việc của hội đồng kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-KTNN năm 2008, có quy định về cơ cấu của Hội đồng như sau:
Cơ cấu của Hội đồng
1. Các thành viên của Hội đồng.
a) Chủ tịch Hội đồng kiểm toán nhà nước: Phó Tổng Kiểm toán nhà nước.
Trong trường hợp đối tượng kiểm toán liên quan đến bí mật nhà nước và an ninh quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước là Chủ tịch Hội đồng kiểm toán nhà nước.
b) Một Phó Chủ tịch Hội đồng kiểm toán nhà nước.
c) Các thành viên khác của Hội đồng, gồm:
- Các thành viên là đại diện lãnh đạo của Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế, lãnh đạo một số Vụ tham mưu, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực có liên quan;
- Tổ trưởng Tổ thư ký Hội đồng;
- Căn cứ từng trường hợp cụ thể, Tổng Kiểm toán Nhà nước mời các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu sâu về từng lĩnh vực có liên quan đến hoạt động kiểm toán không thuộc Kiểm toán Nhà nước tham gia Hội đồng.
2. Tổ thư ký giúp việc Hội đồng, gồm:
a) Tổ trưởng là lãnh đạo cấp Vụ thuộc Vụ Tổng hợp;
b) Các tổ viên khác gồm cán bộ của một số đơn vị có liên quan.
3. Chủ tịch Hội đồng kiểm toán nhà nước, các thành viên Hội đồng, các thành viên Tổ thư ký giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhân sự cụ thể các thành viên Hội đồng, thành viên Tổ thư ký do Vụ Tổng hợp chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất, Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng kiểm toán Nhà nước có cơ cấu như sau:
- Chủ tịch Hội đồng kiểm toán nhà nước;
- Một Phó Chủ tịch Hội đồng kiểm toán nhà nước;
- Các thành viên khác của Hội đồng;
- Tổ thư ký giúp việc Hội đồng.
Hội đồng kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế làm việc của hội đồng kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-KTNN năm 2008, có quy định về nhiệm vụ của hội đồng như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng
Căn cứ vào quyết định thành lập của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng chủ động nghiên cứu đề xuất, có ý kiến tư vấn cho Tổng Kiểm toán Nhà nước về những vấn đề sau:
1. Thẩm định các báo cáo kiểm toán quan trọng;
2. Tái thẩm định các báo cáo kiểm toán theo kiến nghị của đơn vị được kiểm toán;
3. Giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước xử lý các kiến nghị về báo cáo kiểm toán;
4. Khảo sát, nghiên cứu thực tiễn để có thêm thông tin trực tiếp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả tư vấn về các vấn đề thuộc chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ như sau:
- Thẩm định các báo cáo kiểm toán quan trọng;
- Tái thẩm định các báo cáo kiểm toán theo kiến nghị của đơn vị được kiểm toán;
- Giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước xử lý các kiến nghị về báo cáo kiểm toán;
- Khảo sát, nghiên cứu thực tiễn để có thêm thông tin trực tiếp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả tư vấn về các vấn đề thuộc chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm toán Nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?