Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ nào? Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân như thế nào?
Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 85/2014/QH13 quy định như sau:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị quyết này quy định việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;
c) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
3. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân.
4. Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
5. Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với các chức vụ đó.
6. Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này có thời gian đảm nhiệm chức vụ liên tục chưa đủ 09 tháng, tính đến ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân."
Như vậy, Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
- Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân.
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây
Lấy phiếu tín nhiệm
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị quyết 85/2014/QH13 quy định như sau:
“Điều 9. Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân
1. Người được lấy phiếu tín nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết này có báo cáo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp (nếu có) đến đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.
3. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản.
4. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể gửi văn bản đến Thường trực Hội đồng nhân dân và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá tín nhiệm. Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân có yêu cầu trước ngày lấy phiếu tín nhiệm.
5. Tại kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.
Trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Hội đồng nhân dân thảo luận tại Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo trước Hội đồng nhân dân kết quả thảo luận tại Tổ đại biểu.
6. Hội đồng nhân dân thành lập Ban kiểm phiếu.
7. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.
8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.
9. Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân".
Theo đó, quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định trên.
Hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị quyết 85/2014/QH13 quy định như sau:
"Điều 10. Hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm
1. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.
2. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm."
Như vậy, hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm như quy định trên, gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lấy phiếu tín nhiệm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 02A và 02B chi tiết từng mục như thế nào? Tải mẫu 02A và 02B ở đâu?
- Tranh chấp kinh doanh thương mại nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nào?
- Đã có Thông tư 14 hướng dẫn quy trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo?
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?