Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp do cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập?
- Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp do cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập?
- Thành phần Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp bao gồm những ai?
- Số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp phải có ít nhất bao nhiêu thành viên?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp do cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập?
Theo khoản 1 Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 42/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung
1. Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) do Bộ trưởng ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Đơn vị tổ chức biên soạn giáo trình.
...
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) do Bộ trưởng ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Đơn vị tổ chức biên soạn giáo trình.
Thành phần Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 42/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung
...
2. Thành phần Hội đồng thẩm định bao gồm đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hoặc chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn, kinh nghiệm biên soạn hoặc thẩm định giáo trình, đại diện đơn vị sử dụng lao động hoặc các đơn vị khác có liên quan đến giáo trình dự kiến sẽ thẩm định.
...
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc thành phần Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp bao gồm đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hoặc chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn, kinh nghiệm biên soạn hoặc thẩm định giáo trình, đại diện đơn vị sử dụng lao động hoặc các đơn vị khác có liên quan đến giáo trình dự kiến sẽ thẩm định.
Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung
Số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp phải có ít nhất bao nhiêu thành viên?
Theo khoản 3 Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 42/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung
...
3. Số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định phải có ít nhất 7 thành viên, bao gồm 01 Chủ tịch, 01 ủy viên thư ký, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên. Số lượng thành viên đã và đang tham gia giảng dạy, quản lý giáo dục TCCN chiếm ít nhất một phần hai tổng số thành viên Hội đồng thẩm định.
4. Cá nhân trong Ban biên soạn không được tham gia vào Hội đồng thẩm định đối với những dự thảo đề cương chi tiết, dự thảo giáo trình do Ban biên soạn đó thực hiện.
Như vậy, số lượng thành viên của Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp phải có ít nhất 7 thành viên, bao gồm 01 Chủ tịch, 01 ủy viên thư ký, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên. Số lượng thành viên đã và đang tham gia giảng dạy, quản lý giáo dục TCCN chiếm ít nhất một phần hai tổng số thành viên Hội đồng thẩm định.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 42/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm định
1. Thực hiện thẩm định dự thảo đề cương chi tiết, dự thảo giáo trình theo nguyên tắc, phương thức và quy trình được quy định tại Điều 15 và 16 của Quy định này.
2. Chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
3. Kiến nghị với Ban biên soạn hoàn thiện đề cương chi tiết, dự thảo giáo trình.
4. Đề xuất với Bộ trưởng về việc phê duyệt hoặc không phê duyệt dự thảo đề cương chi tiết, dự thảo giáo trình hoặc các vấn đề khác liên quan đến việc nâng cao chất lượng giáo trình sử dụng chung.
5. Báo cáo bằng văn bản về kết quả thẩm định đề cương chi tiết, dự thảo giáo trình với Bộ trưởng sau mỗi phiên họp thẩm định.
6. Phối hợp với Đơn vị tổ chức biên soạn giáo trình chuẩn bị hồ sơ và các tài liệu có liên quan đến việc thẩm định để trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt.
7. Được tạo các điều kiện, phương tiện cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ thẩm định.
8. Giữ bí mật thông tin liên quan đến việc biên soạn và thẩm định đề cương chi tiết, giáo trình sử dụng chung.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến việc thẩm định giáo trình theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm định giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp được quy định như trên.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng thẩm định có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư 55/2024 như thế nào?
- Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Khu vực nào phải xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn?
- Cơ quan thu ngân sách nhà nước là cơ quan nào? Cơ quan thu ngân sách nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 02A và 02B chi tiết từng mục như thế nào? Tải mẫu 02A và 02B ở đâu?