Hội đồng thẩm định quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được thành lập bởi cơ quan nào?
- Hội đồng thẩm định quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được thành lập bởi cơ quan nào?
- Hội đồng thẩm định quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước bao gồm những thành phần nào?
- Phiên họp thẩm định quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được tiến hành khi có bao nhiêu thành viên Hội đồng thẩm định tham gia?
Hội đồng thẩm định quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được thành lập bởi cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 53/2024/NĐ-CP như sau:
Quy định chung về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước
1. Quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước gồm Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước và Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh (sau đây gọi chung là quy hoạch).
Đối với Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia sẽ được lập khi có sự hợp tác giữa các quốc gia có chung nguồn nước và trình tự lập, thẩm định, phê duyệt sẽ căn cứ vào thỏa thuận giữa các quốc gia có chung nguồn nước.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch và Hội đồng thẩm định quy hoạch. Cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Cơ quan lập quy hoạch thực hiện việc lập quy hoạch. Cơ quan lập quy hoạch tổ chức xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch và lập quy hoạch.
...
Như vậy, Hội đồng thẩm định quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được thành lập bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trong đó, cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định.
Hội đồng thẩm định quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được thành lập bởi cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng thẩm định quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước bao gồm những thành phần nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 53/2024/NĐ-CP thì Hội đồng thẩm định quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước bao gồm những thành phần sau đây:
(1) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường;
(2) Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan chuyên môn về tài nguyên nước;
(3) Các thành viên khác của Hội đồng bao gồm đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
- Đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định;
- Đại diện tổ chức lưu vực sông liên quan (nếu có);
- Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quy hoạch, chuyên gia về tài nguyên nước, các cơ quan, đơn vị khác có liên quan do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định.
Trong đó, thành phần Hội đồng thẩm định có ít nhất 02 thành viên là ủy viên phản biện, riêng đối với quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh có thêm ít nhất 01 ủy viên phản biện là đại diện cơ quan thẩm định đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Phiên họp thẩm định quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được tiến hành khi có bao nhiêu thành viên Hội đồng thẩm định tham gia?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 17 Nghị định 53/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Tổ chức thẩm định quy hoạch
1. Cơ quan lập quy hoạch gửi Hồ sơ thẩm định quy hoạch đến các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định.
2. Thành phần Hồ sơ thẩm định Quy hoạch bao gồm hồ sơ quy hoạch quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định này đã được chỉnh sửa theo ý kiến góp ý kèm theo bản tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến và bản chụp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định quy hoạch hợp lệ, các ủy viên phản biện phải gửi ý kiến bằng văn bản tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định để tổ chức họp Hội đồng.
4. Phiên họp thẩm định quy hoạch được tiến hành khi có mặt ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng thẩm định, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng và tối thiểu 01 ủy viên phản biện, riêng đối với quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh phải có thêm 01 ủy viên phản biện là đại diện cơ quan thẩm định đánh giá môi trường chiến lược; đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định và có mặt đại diện cơ quan lập quy hoạch.
...
Theo đó, phiên họp thẩm định quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thẩm định, trong đó có:
- Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng và
- Tối thiểu 01 ủy viên phản biện.
Riêng đối với quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh thì phải có thêm 01 ủy viên phản biện là đại diện cơ quan thẩm định đánh giá môi trường chiến lược; đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định và có mặt đại diện cơ quan lập quy hoạch.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài nguyên nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?