Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
Các trường hợp rừng trồng được thanh lý theo quy định?
Các trường hợp rừng trồng được thanh lý được quy định tại Điều 7 Nghị định 140/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đáp ứng các chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công trình lâm sinh.
(2) Rừng trồng sau giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đạt tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng.
Chỉ khai thác tận dụng hoặc chặt bỏ đối với những cây không còn khả năng phục hồi; những cây còn khả năng phục hồi được thống kê, kiểm đếm và đề xuất giải pháp phục hồi tại Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP Tải về
Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng? (Hình từ Internet)
Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 140/2024/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng
...
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 4 Điều này và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp rừng trồng không đủ điều kiện thanh lý, cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng trả lời bằng văn bản cho tổ chức biết và nêu rõ lý do.
4. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thành lập Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan tiếp nhận hồ sơ; thành viên Hội đồng gồm: đại diện cơ quan quản lý cấp trên của tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý (nếu có), cơ quan tài chính; chuyên gia, nhà khoa học (nếu có) và đại diện các cơ quan liên quan khác (nếu có). Hội đồng thẩm định hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng thực hiện các nội dung sau:
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng tổ chức xác minh, kiểm tra hiện trường. Thành phần tham gia gồm: đại diện Hội đồng thẩm định; cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp nơi có diện tích rừng đề nghị thanh lý; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng đề nghị thanh lý; tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý rừng; các cơ quan liên quan khác (nếu có). Kết quả xác minh, kiểm tra hiện trường được lập thành biên bản theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
Tổ chức họp Hội đồng thẩm định: căn cứ chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng (đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư) hoặc tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng (đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư), Hội đồng thẩm định họp, xem xét hồ sơ và các nội dung trong phương án thanh lý rừng trồng. Trước khi họp Hội đồng, các thành viên Hội đồng gửi ý kiến bằng văn bản có xác nhận của đơn vị nơi thành viên Hội đồng công tác. Kết quả họp Hội đồng được lập thành biên bản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Theo đó, trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng tổ chức xác minh, kiểm tra hiện trường.
Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng bao gồm:
- Đại diện Hội đồng thẩm định;
- Cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp nơi có diện tích rừng đề nghị thanh lý;
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng đề nghị thanh lý; tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý rừng; các cơ quan liên quan khác (nếu có).
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện thanh lý rừng trồng?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện thanh lý rừng trồng được quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 140/2024/NĐ-CP như sau:
- Chỉ đạo các cơ quan nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính, tài nguyên và môi trường; Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có liên quan khác thực hiện việc thanh lý rừng trồng theo quy định tại Nghị định này;
- Quản lý đất rừng trồng sau thanh lý rừng theo quy định của pháp luật về đất đai và lâm nghiệp; tổ chức trồng lại rừng ngay trong mùa vụ trồng rừng kế tiếp;
- Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp sai phạm hoặc các trường hợp khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh lý rừng trồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?