Hội đồng thi cấp thẻ thẩm định viên về giá làm việc theo chế độ gì? Hội đồng thi được triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi khi nào?
Hội đồng thi cấp thẻ thẩm định viên về giá làm việc theo chế độ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 34/2024/TT-BTC như sau:
Chế độ và thời gian làm việc
1. Chế độ làm việc của Hội đồng thi:
a) Hội đồng thi làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Hội đồng thi được thông qua khi có ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của thành viên Hội đồng thi;
b) Hội đồng thi tổ chức ít nhất 01 (một) cuộc họp do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định;
c) Chương trình và nội dung các cuộc họp Hội đồng thi được thông báo bằng văn bản cho các thành viên Hội đồng thi trước khi họp ít nhất 02 ngày làm việc.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Hội đồng thi cấp thẻ thẩm định viên về giá làm việc theo chế độ tập thể và các quyết định của Hội đồng thi được thông qua khi có ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của thành viên Hội đồng thi.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 34/2024/TT-BTC thì Hội đồng thi do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập cho từng kỳ thi theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) hoặc thủ trưởng đơn vị theo phân cấp của Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ của một kỳ thi.
Trong đó, thành phần Hội đồng thi cấp thẻ thẩm định viên về giá có tối đa 11 người, bao gồm:
(1) Chủ tịch Hội đồng thi: là Lãnh đạo Bộ Tài chính hoặc cấp Cục/Vụ/Viện/Học viện thuộc Bộ được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền;
(2) Phó Chủ tịch Hội đồng thi:
- 01 người là đại diện lãnh đạo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) hoặc lãnh đạo đơn vị theo phân cấp của Bộ Tài chính làm Phó Chủ tịch Thường trực;
- 01 người là lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ;
(3) Các Ủy viên Hội đồng thi: ít nhất 04 người gồm:
- Ủy viên thư ký Hội đồng thi là lãnh đạo cấp phòng thuộc Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) hoặc lãnh đạo cấp phòng thuộc đơn vị theo phân cấp của Bộ Tài chính;
- Đại diện một số đơn vị trong Bộ và đại diện Hội Thẩm định giá Việt Nam.
Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập Tổ giúp việc của Hội đồng thi (sau đây gọi tắt là Tổ giúp việc) và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, số lượng người của Tổ giúp việc.
01 cá nhân không được tham gia là thành viên Hội đồng thi quá 3 (ba) kỳ thi liên tục, ngoại trừ trường hợp cụ thể do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Hội đồng thi cấp thẻ thẩm định viên về giá làm việc theo chế độ gì? Hội đồng thi được triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi khi nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng thi cấp thẻ thẩm định viên về giá được triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi khi nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 11 Thông tư 34/2024/TT-BTC có quy định như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thi
1. Tổ chức rà soát điều kiện đăng ký dự thi của các thí sinh.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính và ban hành Nội quy thi, Quy chế thu, chi tài chính áp dụng cho kỳ thi thẩm định viên về giá sau khi được Bộ Tài chính phê duyệt; Thu và quản lý chi phí dự thi theo quy định.
3. Triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi khi được Bộ Tài chính phê duyệt. Thông báo công khai kế hoạch thi trên phương tiện thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
4. Tổ chức việc xây dựng đề thi và đáp án các môn thi cho mỗi kỳ thi.
5. Tổ chức coi thi, chấm thi theo quy định.
6. Tổng hợp và thông báo kết quả điểm thi theo từng kỳ thi trình Bộ Tài chính phê duyệt.
...
Theo đó, Hội đồng thi cấp thẻ thẩm định viên về giá được triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi khi sau khi đã được Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch, đồng thời phải thông báo công khai kế hoạch thi trên phương tiện thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Điều kiện đối với những cá nhân tham gia tổ chức kỳ thi cấp thẻ thẩm định viên về giá là gì?
Điều kiện đối với những cá nhân tham gia tổ chức kỳ thi cấp thẻ thẩm định viên về giá được quy định tại Điều 13 Thông tư 34/2024/TT-BTC như sau:
(1) Đối với các thành viên Hội đồng thi, thành viên Tổ giúp việc:
- Không tổ chức, tham gia hướng dẫn ôn thi sau khi Hội đồng thi đã có văn bản thông báo công khai kế hoạch và nội dung thi năm đó;
- Không có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em của vợ hoặc của chồng theo quy định của pháp luật tham dự kỳ thi.
(2) Đối với người được tham gia coi thi:
- Không thuộc đối tượng được Chủ tịch Hội đồng thi ký hợp đồng ra đề thi;
- Không có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em của vợ hoặc của chồng tham dự kỳ thi;
- Tuân thủ các quy định, các cam kết về việc coi thi với Hội đồng thi.
(3) Đối với người được tham gia ra đề thi, chấm thi và chấm phúc khảo:
- Có cam kết trong hợp đồng về ra đề thi, chấm thi về việc thực hiện các quy định về việc ra đề thi và chấm thi với Hội đồng thi;
- Là cán bộ, công chức, viên chức hoặc cá nhân khác có năng lực chuyên môn, trình độ học vấn từ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành thi tương ứng, có thời gian công tác thực tế hoặc có thời gian giảng dạy liên tục các môn liên quan đến chuyên ngành thẩm định giá từ 05 năm trở lên;
- Không có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em của vợ hoặc của chồng tham dự kỳ thi;
- Người đã tham gia chấm thi môn thi nào thì không được tham gia chấm thi phúc khảo đối với môn thi đó.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thẻ thẩm định viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?