Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học do ai thành lập? Hội đồng gồm bao nhiêu người?
Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học do ai thành lập?
Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học do ai thành lập, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 05/2023/TT-BKHCN như sau:
Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác
1. Thẩm quyền thành lập Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định hoặc phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ thuộc quyền quản lý quyết định thành lập Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách từ chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ hạng IV lên hạng III;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách từ chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ hạng III lên hạng II và Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách từ chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ hạng II lên hạng I.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định hoặc phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ thuộc quyền quản lý quyết định thành lập Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách từ chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ hạng IV lên hạng III;
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách từ chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ hạng III lên hạng II và Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách từ chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ hạng II lên hạng I.
Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học (Hình từ Internet)
Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học gồm bao nhiêu người?
Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học gồm bao nhiêu người, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 05/2023/TT-BKHCN như sau:
Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác
…
2. Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách gồm 05 hoặc 07 thành viên, trong đó:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm đặc cách;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm đặc cách;
c) Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là công chức, viên chức giúp việc về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm đặc cách;
d) Các ủy viên khác là những người có chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên ngành của người được đề nghị xét bổ nhiệm đặc cách vào hạng chức danh cao hơn;
đ) Không bố trí những người sau đây làm thành viên Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách: cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc của bên vợ (chồng) của người được đề nghị xét bổ nhiệm đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ cao hơn; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người được đề nghị xét bổ nhiệm đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ cao hơn hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học gồm 05 hoặc 07 thành viên.
Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học có các nhiệm vụ nào?
Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học có các nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 05/2023/TT-BKHCN như sau:
Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác
…
3. Nhiệm vụ của Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách:
a) Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 Thông tư này;
b) Bỏ phiếu kín cho từng trường hợp, báo cáo kết quả xét và đề nghị với thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm đặc cách quyết định bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức xét bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác.
4. Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách làm việc khi có mặt từ 2/3 tổng số thành viên trở lên theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng.
5. Hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng xét bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học có các nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 Thông tư này;
- Bỏ phiếu kín cho từng trường hợp, báo cáo kết quả xét và đề nghị với thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm đặc cách quyết định bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức xét bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghiên cứu khoa học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?