Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thể xem xét lại phần quyết định của bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật mà không bị kháng nghị hay không?
- Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là gì?
- Trường hợp nào Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực?
- Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực khi nào?
- Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét lại phần quyết định của bản án đã có hiệu lực mà không bị kháng nghị không?
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 343 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền sau đây:
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
- Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;
- Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét lại phần quyết định của bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật mà không bị kháng nghị hay không?
Trường hợp nào Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực?
Căn cứ theo Điều 347 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quy định về việc sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật như sau:
“Điều 347. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án;
b) Việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
2. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.”
Như vậy, khi có đủ các điều kiện sau đây thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sẽ ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật:
- Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án;
- Việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực khi nào?
Theo Điều 349 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm được quy định như sau:
“Điều 349. Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm
Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định.”
Như vậy, quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định Giám đốc thẩm.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét lại phần quyết định của bản án đã có hiệu lực mà không bị kháng nghị không?
Căn cứ theo Điều 342 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quy định về phạm vi giám đốc thẩm cụ thể như sau:
“Điều 342. Phạm vi giám đốc thẩm
1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.
2. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn có thể xem xét lại phần quyết định của bản án đã có hiệu lực pháp luật mà không bị kháng nghị nếu quyết định của bản án không bị kháng nghị có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị hoặc có thể xem xét lại cả những phần quyết định của bản án không bị kháng nghị, không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tố tụng dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?