Hội nghị phản biện xã hội do tổ chức chính trị - xã hội tổ chức theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp gồm những ai?
- Hội nghị phản biện xã hội do tổ chức chính trị - xã hội tổ chức theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp gồm những ai?
- Hội nghị phản biện xã hội do tổ chức chính trị - xã hội tổ chức theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp theo trình tự mấy bước?
- Trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức hội nghị phản biện xã hội như thế nào?
Hội nghị phản biện xã hội do tổ chức chính trị - xã hội tổ chức theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Nghị quyết liên tịch 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định về thành phần hội nghị phản biện xã hội như sau:
Thành phần hội nghị phản biện xã hội
...
3. Thành phần hội nghị phản biện xã hội do tổ chức chính trị - xã hội tổ chức theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp gồm:
a) Đại diện lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội chủ trì hội nghị; đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực hoạt động có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản được phản biện xã hội;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Theo quy định trên, thành phần hội nghị phản biện xã hội do tổ chức chính trị - xã hội tổ chức theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp gồm:
- Đại diện lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội chủ trì hội nghị; đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực hoạt động có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản được phản biện xã hội;
- Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội;
- Đại diện cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Hội nghị phản biện xã hội do tổ chức chính trị - xã hội tổ chức theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp gồm những ai? (Hình từ Internet)
Hội nghị phản biện xã hội do tổ chức chính trị - xã hội tổ chức theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp theo trình tự mấy bước?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị quyết liên tịch 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định về trình tự tổ chức hội nghị phản biện xã hội như sau:
Trình tự tổ chức hội nghị phản biện xã hội
1. Đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội chủ trì hội nghị phản biện xã hội.
2. Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo văn bản.
3. Đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội định hướng nội dung tập trung phản biện xã hội.
4. Các đại biểu tham dự hội nghị thảo luận về nội dung dự thảo văn bản được phản biện xã hội.
5. Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội cung cấp thêm thông tin hoặc giải trình làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung được phản biện xã hội.
6. Đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội kết luận.
7. Trên cơ sở kết quả hội nghị phản biện xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng văn bản phản biện xã hội gửi cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội.
Theo đó, hội nghị phản biện xã hội do tổ chức chính trị - xã hội tổ chức theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp theo trình tự 7 bước như sau:
- Đại diện lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội chủ trì hội nghị phản biện xã hội.
- Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo văn bản.
- Đại diện lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội định hướng nội dung tập trung phản biện xã hội.
- Các đại biểu tham dự hội nghị thảo luận về nội dung dự thảo văn bản được phản biện xã hội.
- Đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội cung cấp thêm thông tin hoặc giải trình làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung được phản biện xã hội.
- Đại diện lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội kết luận.
- Trên cơ sở kết quả hội nghị phản biện xã hội, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng văn bản phản biện xã hội gửi cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện xã hội.
Trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức hội nghị phản biện xã hội như thế nào?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị quyết liên tịch 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định như sau:
Trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội
1. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội.
2. Chủ trì thực hiện hoạt động giám sát, phản biện xã hội do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đề nghị; báo cáo kết quả giám sát, phản biện xã hội đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
3. Định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết này.
Theo đó, tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch phản biện xã hội.
Chủ trì thực hiện hoạt động phản biện xã hội do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đề nghị và báo cáo kết quả phản biện xã hội đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
Định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết này.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?