Hội trưởng Hội phụ huynh học sinh phải thực hiện những nhiệm vụ nào? Tiêu chí trở thành Hội trưởng Hội phụ huynh học sinh?
Tiêu chí trở thành Hội trưởng Hội phụ huynh học sinh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.
2. Không tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh theo hình thức liên trường và ở các cấp hành chính.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tổ chức của Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
a) Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban.
b) Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, nhà trường và đại diện cho cha mẹ học sinh trong lớp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh.
Theo như quy định trên, mỗi năm ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức
Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban
Tiêu chí để trở thành Hội trưởng Hội phụ huynh là người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, nhà trường và đại diện cho cha mẹ học sinh trong lớp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh.
Hội trưởng Hội phụ huynh học sinh phải thực hiện những nhiệm vụ nào? Tiêu chí trở thành Hội trưởng Hội phụ huynh học sinh?
Hội trưởng Hội phụ huynh phải thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội trưởng Hội phụ huynh như sau:
Nhiệm vụ của Hội trưởng Hội phụ huynh lớp:
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học;
- Chuẩn bị các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh và cuộc họp cha mẹ học sinh, tổ chức việc thu thập nguyện vọng và kiến nghị của cha mẹ học sinh.
Quyền của Hội trưởng Hội phụ huynh lớp:
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho phó trưởng ban và các thành viên, chủ trì các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh, thay mặt Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;
- Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp về hoạt động của cha mẹ học sinh, phản ánh ý kiến của cha mẹ học sinh về chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học;
- Cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp xem xét, đề nghị tuyên dương, khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật đối với học sinh của lớp.
Nhiệm kỳ của Hội trưởng hội phụ huynh học sinh lớp là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tổ chức của Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
a) Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban.
b) Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, nhà trường và đại diện cho cha mẹ học sinh trong lớp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh.
2. Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
a) Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm trưởng ban, các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu cần thiết).
b) Thành viên tham gia Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là trưởng ban hoặc phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
c) Số lượng các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu có) của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do cuộc họp các trưởng ban và phó trưởng ban của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định.
3. Nhiệm kỳ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là một năm học; các Ban đại diện cha mẹ học sinh hết nhiệm kỳ khi bắt đầu năm học tiếp sau, riêng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cuối cấp học hết nhiệm kỳ khi kết thúc năm học.
....
Theo như quy định trên, nhiệm kỳ của Hội trưởng hội phụ huynh lớp là một năm học
Các Ban đại diện cha mẹ học sinh hết nhiệm kỳ khi bắt đầu năm học tiếp sau, riêng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cuối cấp học hết nhiệm kỳ khi kết thúc năm học.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội phụ huynh học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?