Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được ký kết bởi một bên là người được trợ giúp pháp lý đúng hay không?
- Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được ký kết bởi một bên là người được trợ giúp pháp lý đúng không?
- Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có chấm dứt khi người trợ giúp pháp lý đòi tiền phí từ người được trợ giúp pháp lý không?
- Sở Tư Pháp có trách nhiệm gì trong kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng hay không?
Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được ký kết bởi một bên là người được trợ giúp pháp lý đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định về hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được ký kết giữa Sở Tư pháp với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật và giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý về việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được ký kết bởi các bên sau đây:
- Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được ký kết giữa Sở Tư pháp với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật
- Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được ký kết giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý về việc thực hiện trợ giúp pháp lý.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì các chủ thể ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý nêu trên không bao gồm người được trợ giúp pháp lý.
Do đó, hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được ký kết bởi một bên là người được trợ giúp pháp lý.
Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được ký kết bởi một bên là người được trợ giúp pháp lý đúng hay không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có chấm dứt khi người trợ giúp pháp lý đòi tiền phí từ người được trợ giúp pháp lý không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 08/2017/TT-BTP có quy định về chấm dứt hợp đồng. Theo đó, hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
(1) Các bên thỏa thuận chấm dứt trước thời hạn;
(2) Hết thời hạn thực hiện hợp đồng;
(3) Tổ chức thuộc trường hợp chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 16 Luật Trợ giúp pháp lý 2017; cá nhân ký hợp đồng thuộc trường hợp không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017;
(4) Tổ chức, cá nhân vi phạm khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, cụ thể:
- Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
- Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;
- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;
- Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;
- Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.
(5) Vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ đã được quy định trong hợp đồng gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý;
(6) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ chấm dứt khi người trợ giúp pháp lý đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý theo quy định nêu trên.
Sở Tư Pháp có trách nhiệm gì trong kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 08/2017/TT-BTP có quy định về việc kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng cụ thể như sau:
Kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý và hợp đồng của tổ chức, cá nhân ký hợp đồng;
b) Công bố danh sách các tổ chức, cá nhân ký hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 2 Điều 17 của Luật Trợ giúp pháp lý;
c) Khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng khi tổ chức, cá nhân ký hợp đồng có thành tích hoặc đóng góp tích cực cho công tác trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
d) Xử lý vi phạm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý và hợp đồng của cá nhân ký hợp đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì Sở Tư pháp có trách nhiệm sau đây trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng:
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý và hợp đồng của tổ chức, cá nhân ký hợp đồng;
- Công bố danh sách các tổ chức, cá nhân ký hợp đồng theo quy định Luật Trợ giúp pháp lý;
- Khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng khi tổ chức, cá nhân ký hợp đồng có thành tích hoặc đóng góp tích cực cho công tác trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
- Xử lý vi phạm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ giúp pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?