Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản không?
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản không?
- Người vận chuyển có được ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê không?
- Giấy gửi hàng đường biển có phải là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển không?
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản không?
Căn cứ Điều 145 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau:
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.
2. Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Đồng thời, căn cứ Điều 146 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển:
Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
1. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.
2. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến.
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển gồm có 2 loại:
- Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.
- Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.
Như vậy, nếu bên anh ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chuyến thì phải giao kết hợp đồng bằng văn bản.
Trường hợp ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chứng từ vận chuyển thì không bắt buộc phải giao kết bằng văn bản.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản không? (Hình từ Internet)
Người vận chuyển có được ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê không?
Việc ủy quyền giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định tại khoản 2 Điều 147 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
1. Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.
2. Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.
3. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
4. Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
5. Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 của Bộ luật này.
Theo quy định trên thì người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.
Như vậy, có thể thấy người vận chuyển được ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với bên thuê vận chuyển.
Giấy gửi hàng đường biển có phải là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển không?
Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định tại khoản 4 Điều 148 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Chứng từ vận chuyển
...
2. Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
3. Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.
4. Giấy gửi hàng đường biển là bằng chứng về việc hàng hóa được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển; là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Giấy gửi hàng đường biển không được chuyển nhượng.
5. Chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thỏa thuận về nội dung, giá trị.
Như vậy, theo quy định, giấy gửi hàng đường biển là:
- Bằng chứng về việc hàng hóa được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển;
- Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?