Hợp đồng xây dựng có hiệu lực có phải là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp không?
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực có phải là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp không?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng
...
3. Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng:
a) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;
b) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng xây dựng có hiệu lực sẽ là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Ngoài ra, các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan.
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực có phải là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp không? (Hình từ Internet)
Có được tạm ứng hợp đồng xây dựng trước khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Tạm ứng hợp đồng xây dựng
1. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
2. Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận.
...
Theo đó, tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
Và việc tạm ứng hợp đồng xây dựng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực.
Ngoài ra, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận.
Việc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về việc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng bao gồm:
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo đúng thỏa thuận của các bên về giá trị, loại tiền, phương thức bảo đảm; theo mẫu được bên giao thầu chấp nhận và phải có hiệu lực cho đến khi bên nhận thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc sau khi bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị.
Riêng hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp đồng giao khoán nội bộ, hợp đồng xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu do các hộ dân thực hiện và những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện không bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng.
- Trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh thì từng thành viên phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với phần giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện.
Nếu liên danh có thỏa thuận nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm cho bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do mình thực hiện.
- Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, phương thức bảo đảm phải được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.
- Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi phạm khác được quy định trong hợp đồng.
- Bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng sau khi bên nhận thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc đã chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các học thuyết, quan điểm phi Mácxít về nguồn gốc của pháp luật? Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật đúng không?
- Chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
- Người bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
- Ngân sách trung ương là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định phân bổ ngân sách trung ương theo quy định?
- Chính thức nghỉ Tết Âm lịch 2025 9 ngày liên tục? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ thế nào?