Hợp nhất hợp tác xã là nội dung thuộc quyền quyết định của đại hội thành viên hay hội đồng quản trị?
Hợp nhất hợp tác xã là nội dung thuộc quyền quyết định của đại hội thành viên hay hội đồng quản trị?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 34 Luật Hợp tác xã 2012 quy định như sau:
Biểu quyết trong đại hội thành viên
1. Các nội dung sau đây được đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành:
a) Sửa đổi, bổ sung điều lệ;
b) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Các nội dung không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được thông qua khi có trên 50% tổng số đại biểu biểu quyết tán thành.
3. Mỗi thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự đại hội thành viên có một phiếu biểu quyết. Phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên.
Như vậy, hợp nhất hợp tác xã là nội dung thuộc quyền quyết định của đại hội thành viên. Muốn thực hiện thì cần ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt tại đại hội biểu quyết tán thành.
Hợp tác xã (Hình từ Internet)
Sau khi có phương án hợp nhất hợp tác xã thì cần phải thông báo cho ai?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 53 Luật Hợp tác xã 2012 quy định như sau:
Hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hợp nhất hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
a) Hai hay nhiều hợp tác xã có thể tự nguyện hợp nhất thành một hợp tác xã mới; hai hay nhiều liên hiệp hợp tác xã có thể tự nguyện hợp nhất thành một liên hiệp hợp tác xã mới;
b) Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định hợp nhất xây dựng phương án hợp nhất trình đại hội thành viên của mình quyết định và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của mình về quyết định hợp nhất, phương án hợp nhất bao gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề khác có liên quan;
c) Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định hợp nhất hiệp thương thành lập hội đồng hợp nhất. Hội đồng hợp nhất có nhiệm vụ xây dựng phương án hợp nhất trình đại hội thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất quyết định. Phương án hợp nhất bao gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở chính; phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề tồn đọng của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị hợp nhất sang hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất; phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ, dự kiến danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên;
d) Thủ tục đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
...
Theo đó, sau khi có phương án hợp nhất hợp tác xã thì cần phải thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã của mình về quyết định hợp nhất
Và việc thông báo này do hội đồng quản trị của các hợp tác xã dự định hợp nhất xây dựng phương án hợp nhất trình đại hội thành viên của mình quyết định.
Trình tự đăng ký hợp tác xã sau khi hợp nhất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT quy định như sau:
Đăng ký hợp tác xã đối với hợp tác xã được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất, sáp nhập
1. Hợp tác xã mới được thành lập trên cơ sở chia, được tách, hợp nhất tiến hành thủ tục thành lập tương tự như đối với đăng ký thành lập mới hợp tác xã. Hồ sơ đăng ký phải kèm theo nghị quyết của đại hội thành viên về việc chia, tách, hợp nhất hợp tác xã.
2. Hợp tác xã thành lập trên cơ sở sáp nhập, hợp tác xã bị tách thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã.
Và căn cứ theo Điều 14 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Người đại diện hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định thành lập nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đến cơ quan đăng ký hợp tác xã và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể gửi hồ sơ đăng ký qua địa chỉ thư điện tử của cơ quan đăng ký hợp tác xã nhưng phải nộp hồ sơ bằng văn bản khi đến nhận giấy chứng nhận đăng ký để đối chiếu và lưu hồ sơ.
2. Cơ quan đăng ký hợp tác xã phải trao hoặc gửi giấy biên nhận khi hồ sơ đăng ký đã bảo đảm tính hợp lệ theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và không được yêu cầu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ quy định tại Điều 13 Nghị định này.
3. Cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 24 Luật hợp tác xã.
Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký thì cơ quan đăng ký hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản hoặc thư điện tử nêu rõ lý do cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã biết trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Theo đó, trình tự đăng ký hợp tác xã sau khi hợp nhất được thực hiện như thế quy định trên.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp nhất hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?