Hợp tác xã có 1100 thành viên có được xem là hợp tác xã quy mô lớn không? Hợp tác xã được xếp loại như thế nào?
Hợp tác xã có 1100 thành viên có được xem là hợp tác xã quy mô lớn không?
Hợp tác xã có 1100 thành viên có được xem là hợp tác xã quy mô lớn không, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT như sau:
Phân loại hợp tác xã theo quy mô thành viên
Căn cứ theo số lượng thành viên, hợp tác xã được phân loại thành:
1. Hợp tác xã quy mô thành viên siêu nhỏ là hợp tác xã có dưới 50 thành viên;
2. Hợp tác xã quy mô thành viên nhỏ là hợp tác xã có từ 50 đến 300 thành viên;
3. Hợp tác xã quy mô thành viên vừa là hợp tác xã có từ trên 300 đến 1.000 thành viên;
4. Hợp tác xã quy mô thành viên lớn là hợp tác xã có từ trên 1.000 thành viên trở lên;
Theo đó, hợp tác xã quy mô thành viên lớn là hợp tác xã có từ trên 1.000 thành viên trở lên.
Như vậy, hợp tác xã có số lượng thành viên là 1100 người thì là hợp tác xã quy mô thành viên lớn.
Hợp tác xã có 1100 thành viên có được xem là hợp tác xã quy mô lớn không? (Hình từ Internet)
Hợp tác xã được xếp loại như thế nào?
Hợp tác xã được xếp loại theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT như sau:
Cách thức đánh giá và xếp loại hợp tác xã
1. Hàng năm, Hội đồng quản trị hợp tác xã tổ chức tự đánh giá và cho điểm hợp tác xã mình theo các tiêu chí quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này. Ban Kiểm soát (hoặc kiểm soát viên) kiểm tra kết quả việc tự đánh giá theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 2.
2. Căn cứ trên kết quả tự đánh giá đã được Hội đồng quản trị và ban kiểm soát (kiểm soát viên) thống nhất, hợp tác xã được xếp loại như sau:
a) Tốt: Tổng điểm đánh giá đạt từ 80 điểm đến 100 điểm;
b) Khá: Tổng điểm đánh giá đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm;
c) Trung bình: Tổng điểm đánh giá đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm;
d) Yếu: Tổng điểm đánh giá đạt dưới 50 điểm;
3. Trường hợp hợp tác xã mới thành lập và hoạt động chưa đủ 12 tháng hoặc hợp tác xã ngừng hoạt động từ trên 3 tháng trong năm thì không tiến hành đánh giá và xếp loại
Theo đó, căn cứ trên kết quả tự đánh giá đã được Hội đồng quản trị và ban kiểm soát (kiểm soát viên) thống nhất, hợp tác xã được xếp loại như sau:
- Tốt: Tổng điểm đánh giá đạt từ 80 điểm đến 100 điểm;
- Khá: Tổng điểm đánh giá đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm;
- Trung bình: Tổng điểm đánh giá đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm;
- Yếu: Tổng điểm đánh giá đạt dưới 50 điểm;
Hợp tác xã phục vụ sản xuất là gì?
Hợp tác xã phục vụ sản xuất được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT như sau:
Phân loại hợp tác xã theo sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thành viên
Căn cứ theo sản phẩm, dịch vụ hợp tác xã cung ứng cho thành viên, hợp tác xã được phân loại thành:
1. Hợp tác xã phục vụ sản xuất là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra cho thành viên nhằm phục vụ hoạt động kinh tế của thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
2. Hợp tác xã phục vụ tiêu dùng là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
3. Hợp tác xã tạo việc làm là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu tạo việc làm cho thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người lao động trong hợp tác xã.
4. Hợp tác xã hỗn hợp là hợp tác xã hoạt động nhằm từ hai mục tiêu nêu trên trở lên.
Như vậy, theo quy định trên thì hợp tác xã phục vụ sản xuất là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra cho thành viên nhằm phục vụ hoạt động kinh tế của thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
Cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh báo cáo kết quả phân loại, đánh giá hợp tác xã của năm trên địa bàn tỉnh khi nào?
Cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh báo cáo kết quả phân loại, đánh giá hợp tác xã của năm trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT như sau:
Chế độ báo cáo
1. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm, hợp tác xã nộp bảng tự chấm điểm đến cơ quan đăng ký hợp tác xã theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã theo mẫu tại Phụ lục I-19 Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT ngày 08/4/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã.
2. Chậm nhất vào ngày 18 tháng 12 hàng năm, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp huyện tổng hợp, báo cáo kết quả phân loại, đánh giá hợp tác xã của năm trên địa bàn huyện gửi cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh.
3. Chậm nhất vào ngày 21 tháng 12 hàng năm, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo kết quả phân loại, đánh giá hợp tác xã của năm trên địa bàn tỉnh gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh, cấp huyện tổng hợp, gửi các cơ quan có liên quan cùng cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh báo cáo kết quả phân loại, đánh giá hợp tác xã của năm trên địa bàn tỉnh gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất vào ngày 21 tháng 12 hàng năm.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?