Hợp tác xã có được lập địa điểm kinh doanh ở nước ngoài hay không? Thủ tục đăng ký thực hiện thế nào?
Hợp tác xã có được lập địa điểm kinh doanh ở nước ngoài hay không?
Tại Điều 27 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về địa điểm kinh doanh của hợp tác xã như sau:
Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh ở trong nước và nước ngoài. Trình tự, thủ tục thành lập thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền nhằm phục vụ cho hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Chi nhánh là đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng, nhiệm vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh phải mang tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
Theo quy định trên thì hợp tác xã có thể thành lập thêm địa điểm kinh doanh ở nước ngoài.
Hợp tác xã có được lập địa điểm kinh doanh ở nước ngoài hay không? Thủ tục đăng ký thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Hợp tác xã lập địa điểm kinh doanh ở nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục như thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT (Được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT) quy định:
Đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã
1. Khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã gửi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, gồm:
a) Thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-5;
b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;
c) Nghị quyết của đại hội thành viên về việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;
d) Quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc cử người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
đ) Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
Nếu ngành, nghề, nội dung hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phù hợp với ngành, nghề hoạt động của hợp tác xã thì cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã , đồng thời bổ sung vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã được khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình.
Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.
4. Trường hợp lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ở nước ngoài thì hợp tác xã phải thực hiện theo quy định pháp luật của nước đó.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy chứng nhận mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6 tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã. Kèm theo thông báo là bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
Trường hợp lập địa điểm kinh doanh ở nước ngoài thì hợp tác xã phải thực hiện theo quy định pháp luật của nước đó.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy chứng nhận mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã.
Kèm theo thông báo là bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
Trường hợp có thay đổi địa điểm kinh doanh thì hợp tác xã phải thực hiện thông báo thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật Hợp tác xã 2012 quy định như sau:
Thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
2. Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi nội dung điều lệ, số lượng thành viên, hợp tác xã thành viên, thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, địa điểm kinh doanh thì phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thay đổi.
Theo đó trường hợp hợp tác xã có thay đổi về địa điểm kinh doanh thì phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thay đổi.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?