Hợp tác xã phải tổ chức họp Đại hội thành viên thường niên trong thời hạn nào? Tổ chức họp không đúng hạn thì có bị phạt không?
Hợp tác xã phải tổ chức họp Đại hội thành viên thường niên trong thời hạn nào?
Thời hạn tổ chức họp Đại hội thành viên thường niên của hợp tác xã được quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
Triệu tập đại hội thành viên
1. Đại hội thành viên thường niên phải được họp trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính do hội đồng quản trị triệu tập.
Đại hội thành viên bất thường do hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên hoặc thành viên đại diện của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên triệu tập theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
...
Theo quy định trên, hợp tác xã phải tổ chức họp Đại hội thành viên thường niên trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính do hội đồng quản trị triệu tập.
Hợp tác xã (Hình từ Internet)
Tổ chức họp Đại hội thành viên thường niên không đúng hạn thì hợp tác xã có bị phạt không?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hợp tác xã tổ chức họp Đại hội thành viên thường niên không đúng hạn được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tổ chức Đại hội thành viên thường niên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
b) Không lập sổ đăng ký thành viên sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc sổ đăng ký thành viên không đầy đủ nội dung theo quy định;
c) Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, không kịp, thời, không chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định;
d) Không lưu giữ các tài liệu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định.
...
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo quy định trên, hợp tác xã tổ chức họp Đại hội thành viên thường niên không đúng hạn (trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính) thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đại hội thành viên của hợp tác xã quyết định những nội dung nào?
Căn cứ Điều 32 Luật Hợp tác xã 2012, Đại hội thành viên của hợp tác xã quyết định những nội dung sau:
(1) Thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong năm; báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
(2) Phê duyệt báo cáo tài chính, kết quả kiểm toán nội bộ.
(3) Phương án phân phối thu nhập và xử lý khoản lỗ, khoản nợ; lập, tỷ lệ trích các quỹ; phương án tiền lương và các khoản thu nhập cho người lao động đối với hợp tác xã tạo việc làm.
(4) Phương án sản xuất, kinh doanh.
(5) Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.
(6) Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; tham gia liên hiệp hợp tác xã, tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
(7) Tăng, giảm vốn điều lệ, vốn góp tối thiểu; thẩm quyền quyết định và phương thức huy động vốn.
(8) Xác định giá trị tài sản và tài sản không chia.
(9) Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
(10) Việc thành viên hội đồng quản trị đồng thời là giám đốc (tổng giám đốc) hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc).
(11) Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm soát, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; tăng, giảm số lượng thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát.
(12) Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản cố định.
(13) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
(14) Sửa đổi, bổ sung điều lệ.
(15) Mức thù lao, tiền thưởng của thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; tiền công, tiền lương và tiền thưởng của giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc) và các chức danh quản lý khác theo quy định của điều lệ.
(16) Chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Luật này.
(17) Những nội dung khác do hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên hoặc ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên đề nghị.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?