Huấn luyện viên chuyên nghiệp trong hoạt động thể thao không có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Huấn luyện viên chuyên nghiệp trong hoạt động thể thao không có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt huấn luyện viên chuyên nghiệp trong hoạt động thể thao không có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp không?
- Thời hiệu xử phạt huấn luyện viên chuyên nghiệp không có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp trong bao lâu?
Huấn luyện viên chuyên nghiệp trong hoạt động thể thao không có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp theo quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, có quy định về vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh trong hoạt động thể thao chuyên nghiệp như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh trong hoạt động thể thao chuyên nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Huấn luyện viên chuyên nghiệp không có bằng tốt nghiệp đại học thể dục thể thao chuyên ngành phù hợp với hoạt động của môn thể thao chuyên nghiệp và hoàn thành chương trình đào tạo huấn luyện viên chuyên nghiệp của liên đoàn thể thao quốc gia, không có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp theo quy định;
b) Vận động viên chuyên nghiệp không có hợp đồng lao động với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp; không được liên đoàn thể thao quốc gia công nhận; vận động viên là người nước ngoài tham gia thi đấu thể thao chuyên nghiệp ở Việt Nam mà không có giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế;
c) Nhân viên y tế không bảo đảm trình độ chuyên môn từ cao đẳng y tế trở lên.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng huấn luyện viên chuyên nghiệp, vận động viên chuyên nghiệp, nhân viên y tế tham gia hoạt động thể thao chuyên nghiệp không đáp ứng điều kiện theo quy định;
b) Sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao chuyên nghiệp không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với quy định của các tổ chức thể thao chuyên nghiệp quốc tế.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Theo đó tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, có quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao
…
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11, các Điều 13,14,16, khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 20 của Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định trên thì huấn luyện viên chuyên nghiệp trong hoạt động thể thao không có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp theo quy định thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Huấn luyện viên chuyên nghiệp (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt huấn luyện viên chuyên nghiệp trong hoạt động thể thao không có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 và 21 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 23 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
…
Theo đó tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
…
Đồng thời tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, có quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao
…
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng (đối với cá nhân)
Huấn luyện viên chuyên nghiệp trong hoạt động thể thao không có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp theo quy định thì bị phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cáp xã có thẩm quyền xử phạt huấn luyện viên chuyên nghiệp trong hoạt động thể thao không có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp.
Thời hiệu xử phạt huấn luyện viên chuyên nghiệp không có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp trong bao lâu?
Căn cứ tại Điều 2a Nghị định 46/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hiệu xử phạt huấn luyện viên chuyên nghiệp không có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp là 01 năm.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Huấn luyện viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?