Hướng dẫn 11/HD-TLĐ 2024 hướng dẫn công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở như thế nào?

Hướng dẫn 11/HD-TLĐ 2024 hướng dẫn công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở như thế nào? Thắc mắc của P.T ở Lâm Đồng.

Hướng dẫn 11/HD-TLĐ 2024 hướng dẫn công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở như thế nào?

Ngày 14/3/2024, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành Hướng dẫn 11/HD-TLĐ 2024 hướng dẫn công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Theo đó tại Mục I Phần I Hướng dẫn 11/HD-TLĐ 2024, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn về việc tham gia xây dựng quy chế dân chủ như sau:

Công đoàn chủ động đề xuất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, đơn vị mình (sau đây viết tắt là Quy chế) theo quy định từ Điều 46 đến Điều 63 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022. Ngoài ra, Công đoàn đề xuất bổ sung vào Quy chế một số nội dung sau:

- Công khai các chính sách hỗ trợ phúc lợi của cơ quan, đơn vị đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (sau đây viết tắt là CBCC) đang làm việc tại cơ quan, đơn vị.

- CBCC được bàn, quyết định tham gia: Câu lạc bộ, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác theo quy định của pháp luật.

- CBCC được sử dụng mạng xã hội để tham gia ý kiến trong trường hợp cơ quan, đơn vị tổ chức lấy ý kiến CBCC thông qua mạng xã hội nhưng không trái với quy định của pháp luật.

- CBCC được sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật khi thực hiện việc kiểm tra, giám sát các nội dung quy định tại Điều 56 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Tổ chức hội nghị CBCC: Hội nghị CBCC được tổ chức từ cấp phòng, ban, đơn vị trực thuộc. Khuyến khích cơ quan, đơn vị có từ 07 CBCC trở xuống tổ chức hội nghị CBCC.

Hướng dẫn 11/HD-TLĐ 2024 hướng dẫn công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở như thế nào?

Hướng dẫn 11/HD-TLĐ 2024 hướng dẫn công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở như thế nào? (Hình từ internet)

Công tác chuẩn bị tham gia tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục II Phần I Hướng dẫn 11/HD-TLĐ 2024, công tác chuẩn bị tham gia tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thực hiện như sau:

(1) Xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động:

Công đoàn chủ động đề xuất và phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị CBCC của cơ quan, đơn vị mình và phổ biến kế hoạch đến toàn thể CBCC trong cơ quan, đơn vị. Nội dung kế hoạch gồm một số nội dung chính như sau:

- Hình thức tổ chức hội nghị CBCC (hội nghị toàn thể hay hội nghị đại biểu).

- Thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị CBCC.

- Nội dung chương trình của hội nghị CBCC.

- Thành phần tham dự hội nghị CBCC: Đại biểu mời; đại biểu đương nhiên, đại biểu bầu (nếu là đại hội đại biểu).

- Trách nhiệm của các bên.

- Kinh phí bảo đảm.

(2) Xây dựng các báo cáo:

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xây dựng: Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; báo cáo đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác năm; báo cáo tổng kết phong trào thi đua, kết quả xét khen thưởng, nội dung giao ước thi đua năm tiếp theo; báo cáo việc thực hiện các quy định, quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị (nếu có).

- Công đoàn cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xây dựng: Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Hội nghị CBCC trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị; báo cáo tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của CBCC.

- Ban Thanh tra nhân dân: xây dựng báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo (Công đoàn cơ quan, đơn vị hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân thực hiện).

(3) Thành phần tham dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động:

- Hội nghị toàn thể: Thành phần tham dự là toàn thể CBCC của cơ quan, đơn vị.

- Hội nghị đại biểu:

+ Đại biểu đương nhiên: Công đoàn đề xuất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị danh sách đại biểu đương nhiên gồm lãnh đạo; cấp ủy đảng; hội đồng trường, ban giám hiệu trường (đối với khối giáo dục); ban giám đốc (đối với khối sản xuất, kinh doanh); ban chấp hành Công đoàn; Ban Thanh tra nhân dân; đại diện các tổ chức chính trị - xã hội khác trong cơ quan, đơn vị.

+ Đại biểu bầu: Công đoàn đề xuất cơ cấu, số lượng đại biểu bầu cho phù hợp; tổ chức bầu đại biểu tại hội nghị CBCC của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc bảo đảm dân chủ, khách quan, có tính đại diện, giới tính, dân tộc… Căn cứ vào điều kiện tổ chức hội nghị CBCC, Công đoàn phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất tỷ lệ được bầu trên số CBCC tăng thêm. Ví dụ: Cơ quan, đơn vị có từ 101 CBCC trở lên thì cứ 10 CBCC tăng thêm được bầu thêm 01 đại biểu.

(4) Maket hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động:

Công đoàn đề xuất, thống nhất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị về mẫu, nội dung maket hội nghị CBCC.

Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục II Phần I Hướng dẫn 11/HD-TLĐ 2024, hướng dẫn tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động như sau:

Bước 1: Điều hành, thư ký hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động:

- Chủ trì: Là người điều hành hội nghị CBCC và giải quyết các vấn đề phát sinh tại hội nghị theo thẩm quyền. Công đoàn đề xuất và thống nhất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thành phần chủ trì hội nghị CBCC gồm 02 thành viên là người đứng đầu và chủ tịch công đoàn cơ quan, đơn vị. Các thành viên chủ trì hội nghị bình đẳng về quyền, phân công nhiệm vụ điều hành phù hợp, tương xứng với vai trò, trách nhiệm của từng thành viên.

- Thư ký: Là người ghi chép biên bản hội nghị, giúp chủ trì hội nghị xử lý các vấn đề liên quan đến hội nghị, hoàn thiện các văn bản hội nghị ngay sau khi hội nghị kết thúc. Thư ký hội nghị gồm 02 thành viên do chủ trì hội nghị cử.

- Khi diễn ra hội nghị CBCC, trong trường hợp các thành viên chủ trì hội nghị không thống nhất được về một vấn đề cụ thể thì xin ý kiến hội nghị quyết định.

Bước 2: Diễn tiến hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Chủ trì lên điều hành hội nghị.

- Khai mạc hội nghị.

- Trình bày các báo cáo.

- Đại biểu thảo luận, trao đổi.

- Chủ trì hội nghị giải trình, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của CBCC và trả lời kiến nghị thuộc trách nhiệm; kết luận thông qua các báo cáo, nội quy, quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị (nếu có).

- Đại diện Ban Thanh tra nhân dân trình bày báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo.

- Mời lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp trên phát biểu (nếu có).

- Bầu Ban Thanh tra nhân dân (nếu có).

- Khen thưởng, phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua (nếu có).

- Hội nghị quyết định các nội dung CBCC đã bàn tại hội nghị (nếu có).

- Biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị.

- Bế mạc Hội nghị.

Lưu ý: Nếu tổ chức hội nghị CBCC bằng hình thức trực tuyến thì Công đoàn đề xuất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị quy định rõ trong kế hoạch tổ chức hội nghị CBCC về điều kiện, cách thức tổ chức đảm bảo an toàn, thuận tiện; cách thức biểu quyết, thảo luận; hình thức, mẫu phiếu, thời gian, thời lượng bỏ phiếu, phiếu hợp lệ, không hợp lệ, xác nhận kết quả bỏ phiếu trực tuyến...

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Nguyễn Văn Phước Độ

Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thực hiện dân chủ ở cơ sở có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực hiện dân chủ ở cơ sở
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dự thảo Thông tư thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào? Đề xuất những hành vi nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trong Quân đội?
Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc thể hiện ý kiến về nội dung theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền ở xã, phường, thị trấn có phải trách nhiệm của Nhân dân?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Thực hiện dân chủ ở cơ sở với mục đích gì? Bảo vệ lợi ích của hợp pháp của tổ chức, cá nhân là nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở đúng không?
Pháp luật
Số lượng thành viên của Tổ phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định theo Nghị định 59?
Pháp luật
Kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư phải được gửi đến đối tượng nào trước khi thực hiện?
Pháp luật
Trách nhiệm tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định và thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư của Ủy ban nhân dân cấp xã?
Pháp luật
Trách nhiệm của Uỷ ban MTTQVN các cấp trong việc thực hiện tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở sở cở là gì?
Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát thông qua hình thức nào?
Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, những nội dung nào thuộc các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào