Hướng dẫn đăng ký thành lập tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật hiện hành. Giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quy định ra sao?
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc ra sao?
Căn cứ Điều 29 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về trình tự, thủ tục thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:
- Trước khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có tách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
- Hồ sơ đề nghị gồm:
+ Văn bản đề nghị nêu rõ lý do; tên tổ chức đề nghị; tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập; tên tổ chức, người đại diện tổ chức trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm thành lập; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
+ Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
+ Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc;
+ Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có);
+ Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.
- Thẩm quyền chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
- Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Hết thời hạn 01 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.
Như vậy, trên đây là quy định về trình tự, thủ tục,thẩm quyền rất chi tiết và đầy đủ theo quy định của pháp luật hiện hành gửi đến bạn.
Đăng ký thành lập tôn giáo
Giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quy định ra sao?
Căn cứ Điều 31 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:
- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể trong trường hợp sau đây:
+ Theo quy định của hiến chương;
+ Không hoạt động tôn giáo trong thời gian 01 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; ngừng hoạt động tôn giáo trong thời gian 01 năm liên tục;
+ Hết thời hạn bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo có quyền giải thể tổ chức tôn giáo.
Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có quyền giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này có quyền giải thể hoặc yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc trong các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
- Trước khi giải thể, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản. Tài sản của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể.
- Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Hướng dẫn đăng ký thành lập tổ chức tôn giáo mới theo Mẫu 13 như thế nào?
Căn cứ bảng phụ lục tại Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định về: Mẫu B13 là mẫu: Đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn gửi đến bạn tham khảo thêm nhé.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tôn giáo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?