Hướng dẫn kiểm tra chữ ký số hợp lệ trên website Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đơn giản và nhanh nhất?
- Hướng dẫn kiểm tra chữ ký số hợp lệ trên website Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đơn giản và nhanh nhất?
- Trường hợp nào hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán?
- Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử được xác định như thế nào?
- Giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định như thế nào?
Hướng dẫn kiểm tra chữ ký số hợp lệ trên website Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đơn giản và nhanh nhất?
Kiểm tra chữ ký số hợp lệ trên website Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia như sau:
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ : https://neac.gov.vn/vi
Bước 2: Trên thanh menu chọn danh mục Dịch vụ trực tuyến chọn dòng Kiểm tra văn bản ký số.
Bước 3: Tại giao diện hiển thị, chọn mục Kiểm tra chữ ký số:
Chọn “Click vào box này” hoặc “Chọn file tải lên” để tải văn bản có chữ ký cần kiểm tra lên hệ thống (có thể tải lên văn bản ở nhiều định dạng)
Bước 4: Khi file đã tải lên thành công, nhấn chọn nút “Kiểm tra chữ ký số” ở góc dưới cùng.
Bước 5: Xem kết quả kiểm tra:
- Trường hợp chữ ký số hợp lệ sẽ hiển thị đầy đủ thông tin của chữ ký số và chứng thư số đi kèm với các thông báo như sau:
Tên chữ ký: Tên chữ ký + Đơn vị ký
Trạng thái chữ ký: Hợp lệ tại thời điểm kiểm tra
Tính toàn vẹn của dữ liệu: Không bị thay đổi
Trạng thái chứng thư số trên chữ ký: Chứng thư số của người ký hợp lệ tại thời điểm ký số
- Trường hợp chữ ký số không hợp lệ, hệ thống sẽ hiển thị lỗi chi tiết tại mục “Chi tiết nếu chữ ký không hợp lệ”
Hướng dẫn kiểm tra chữ ký số hợp lệ trên website Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đơn giản và nhanh nhất? (Hình từ internet)
Trường hợp nào hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán?
Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, quy định về một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số gồm có:
- Hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán.
- Hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải chữ ký số của người bán.
- Hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán.
- Chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán.
Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, quy định như sau:
Nội dung của hóa đơn
...
9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
...
Theo đó, thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
Giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số như sau:
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo về điều kiện đảm bảo cho an toàn cho chữ ký số.
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo về điều kiện đảm bảo cho an toàn cho chữ ký số.
- Tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đảm bảo cho an toàn cho chữ ký số như sau:
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
+ Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
++ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
++ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
++ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
++ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định130/2018/NĐ-CP.
+ Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
- Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định 130/2018/NĐ-CP có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chữ ký số có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?