Kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư được phân loại thế nào? Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công hằng năm?
Kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư được phân loại thế nào?
Theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 thì kế hoạch đầu tư công được hiểu là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện.
Việc phân loại kế hoạch đầu tư công được quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư công 2019 như sau:
Phân loại kế hoạch đầu tư công
...
3. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư bao gồm:
a) Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo phương thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách địa phương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo phương thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư.
Theo đó, kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư được phân loại như sau:
(1) Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo phương thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
(2) Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách địa phương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo phương thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
(3) Kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư.
Kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư được phân loại thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào đâu để lập kế hoạch đầu tư công hằng năm?
Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công hằng năm được quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Đầu tư công 2019 như sau:
Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm
...
đ) Dự báo tác động của tình hình thế giới và trong nước đến sự phát triển và khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư;
e) Cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
2. Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công hằng năm bao gồm:
a) Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương; kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước;
b) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm;
c) Kế hoạch đầu tư công trung hạn;
d) Nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong năm kế hoạch.
Như vậy, kế hoạch đầu tư công hằng năm được lập dựa trên các căn cứ sau đây:
- Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương; kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm;
- Kế hoạch đầu tư công trung hạn;
- Nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong năm kế hoạch.
Trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hằng năm được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 56 Luật Đầu tư công 2019 thì kế hoạch đầu tư công hằng năm được lập theo lộ trình như sau:
- Trước ngày 15 tháng 5 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau, bao gồm mục tiêu, định hướng chủ yếu và giao nhiệm vụ triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công năm sau.
- Trước ngày 15 tháng 6 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu, yêu cầu, nội dung, thời gian, tiến độ lập kế hoạch đầu tư công năm sau.
- Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương hướng dẫn cơ quan, đơn vị cấp dưới lập kế hoạch đầu tư công năm sau.
- Trước ngày 20 tháng 7 hằng năm, các cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức lập, thẩm định, tổng hợp kế hoạch đầu tư công năm sau trong phạm vi nhiệm vụ được giao và nguồn vốn thuộc cấp mình quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Trước ngày 25 tháng 7 hằng năm, Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua dự kiến kế hoạch đầu tư công năm sau.
- Trước ngày 31 tháng 7 hằng năm, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoàn chỉnh dự kiến kế hoạch đầu tư công năm sau, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
- Trước ngày 15 tháng 8 hằng năm, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến khả năng thu, chi ngân sách nhà nước và chi đầu tư phát triển vốn ngân sách nhà nước kế hoạch năm sau. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo số vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương dự kiến phân bổ cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương của kế hoạch năm sau.
- Trước ngày 25 tháng 8 hằng năm, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoàn thiện dự kiến kế hoạch đầu tư công năm sau, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
- Trước ngày 31 tháng 8 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư công năm sau của quốc gia báo cáo Chính phủ.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kế hoạch đầu tư công có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?