Kế hoạch kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu cần được xây dựng nội dung như thế nào? Có phải thực hiện khảo sát trước khi tiến hành kiểm tra không?
- Kế hoạch kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu cần được xây dựng nội dung như thế nào?
- Trước khi tiến hành kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu Đoàn kiểm tra có cần tiến hành khảo sát trước không?
- Mẫu kế hoạch kiểm tra chi tiết hoạt động đấu thầu theo yêu cầu kiểm tra đột xuất hiện đang sử dụng theo mẫu nào?
Kế hoạch kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu cần được xây dựng nội dung như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về việc kiểm tra đột xuất như sau:
Hình thức kiểm tra
1. Kiểm tra định kỳ là việc tiến hành kiểm tra theo kế hoạch thường xuyên hàng năm được người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt.
2. Kiểm tra đột xuất là việc tiến hành kiểm tra theo từng vụ việc (khi có vướng mắc, kiến nghị, đề nghị, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đấu thầu bao gồm cả việc phát hiện thông qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia) theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan kiểm tra.
Đồng thời tại Điều 14 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về Quyết định kiểm tra như sau:
Lập, trình và phê duyệt Quyết định kiểm tra
1. Quyết định kiểm tra được lập khi có một trong các căn cứ sau:
a) Kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc kế hoạch kiểm tra định kỳ Điều chỉnh được người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt;
b) Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan kiểm tra về việc tiến hành kiểm tra đột xuất.
...
Bên cạnh đó tại Điều 16 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về nội dung kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu như sau:
Nội dung kiểm tra đột xuất
Căn cứ theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, Quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra quy định các nội dung kiểm tra cho phù hợp.
Theo những quy định trên thì việc kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu sẽ được thực hiện khi có vướng mắc, kiến nghị, đề nghị, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đấu thầu bao gồm cả việc phát hiện thông qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan kiểm tra.
Quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành dựa trên kế hoạch kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu và ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
Do đó, nội dung kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu sẽ không có quy định cụ thể mà sẽ thay đổi theo từng trường hợp để phù hợp với tình huống thực tế.
Nội dung kiểm tra sẽ được Trưởng đoàn kiểm tra xây dựng dựa trên những dấu hiệu vi phạm pháp luật về đấu thầu của đơn vị bị kiểm tra, theo ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền và theo nội dung của kế hoạch kiểm tra định kỳ.
Như vậy, một số nội dung cơ bản có thể có trong công tác kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu bao gồm:
(1) Danh sách các đơn vị được kiểm tra, dự án/kế hoạch mua sắm có dấu hiệu vi phạm cần tiến hành kiểm tra;
(2) Thời gian thực hiện kiểm tra;
3) Phạm vi và nội dung kiểm tra;
(4) Đơn vị phối hợp kiểm tra (nếu có).
Kế hoạch kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu cần được xây dựng nội dung như thế nào? (Hình từ Internet)
Trước khi tiến hành kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu Đoàn kiểm tra có cần tiến hành khảo sát trước không?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về công tác chuẩn bị kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu như sau:
Chuẩn bị kiểm tra
Căn cứ kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc yêu cầu kiểm tra đột xuất, đơn vị chủ trì kiểm tra phân công cán bộ phụ trách làm đầu mối (đồng thời là Thư ký của Đoàn khi thành lập Đoàn kiểm tra) thực hiện các công việc chuẩn bị kiểm tra như sau:
1. Khảo sát để lập chương trình kiểm tra cụ thể, bao gồm:
a) Liên hệ với đơn vị được kiểm tra để thu thập thông tin, tài liệu ban đầu về chủ đầu tư, bên mời thầu; dự án, dự toán mua sắm, gói thầu dự kiến kiểm tra1;
b) Xác định thành viên tham gia của đơn vị phối hợp (nếu có);
c) Xác định thành phần của Đoàn kiểm tra.
2. Lập, trình người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt Quyết định kiểm tra theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
...
Từ quy định trên thì Đoàn kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu cần phân công cán bộ phụ trách làm đầu mối để tiến hành khảo sát với đơn vị được kiểm tra trước.
Dựa theo kết quả khảo sát, cán bộ được phân công sẽ lập chương trình kiểm tra cụ thể, bao gồm:
(1) Liên hệ với đơn vị được kiểm tra để thu thập thông tin, tài liệu ban đầu về chủ đầu tư, bên mời thầu; dự án, dự toán mua sắm, gói thầu dự kiến kiểm tra;
(2) Xác định thành viên tham gia của đơn vị phối hợp (nếu có);
(3) Xác định thành phần của Đoàn kiểm tra.
Mẫu kế hoạch kiểm tra chi tiết hoạt động đấu thầu theo yêu cầu kiểm tra đột xuất hiện đang sử dụng theo mẫu nào?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về mẫu kế hoạch kiểm tra chi tiết hoạt động đấu thầu như sau:
Chuẩn bị kiểm tra
...
3. Lập, trình Trưởng đoàn kiểm tra phê duyệt kế hoạch kiểm tra chi Tiết sau khi có Quyết định kiểm tra. Trường hợp cuộc kiểm tra phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra hoặc theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, Trưởng đoàn kiểm tra xem xét, quyết định trình kế hoạch kiểm tra chi Tiết lên người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra chi Tiết được lập theo Mẫu số 2 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, trong đó bao gồm các nội dung:
a) Căn cứ thực hiện kiểm tra;
b) Đơn vị được kiểm tra;
c) Mục đích của cuộc kiểm tra;
d) Nội dung và phạm vi kiểm tra;
đ) Thành phần Đoàn kiểm tra;
e) Thời gian, địa Điểm và chương trình kiểm tra;
g) Trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra;
h) Cách thức kiểm tra.
...
Như vậy, mẫu kế hoạch kiểm tra chi tiết hoạt động đấu thầu theo yêu cầu kiểm tra đột xuất đối với trường hợp phức tạp hiện đang sử dung theo Mẫu số 2 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT.
Mẫu số 2 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT: Tải về
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đấu thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?