Kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma túy do đối tượng nào xây dựng theo quy định?
- Kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma túy do đối tượng nào xây dựng theo quy định?
- Việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng có phải là quy trình bắt buộc của việc cai nghiện ma túy tự nguyện hay không?
- Chính sách của Nhà nước về phòng chống ma túy có bao gồm việc bảo vệ, hỗ trợ cá nhân tham gia phòng, chống ma túy hay không?
Kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma túy do đối tượng nào xây dựng theo quy định?
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng như sau:
Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng
1. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch cai nghiện theo các mục tiêu; đánh giá tình trạng sức khỏe thể chất, tâm thần của người cai nghiện ma túy;
2. Xác định nơi cư trú của người cai nghiện để chuẩn bị thực hiện biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy; tư vấn các biện pháp phòng, chống tái nghiện cho người nghiện cai nghiện ma túy; kỹ năng từ chối sử dụng ma túy khi tái hòa nhập cộng đồng.
3. Cung cấp thông tin về biện pháp quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng và các chính sách hỗ trợ hòa nhập của nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy; giới thiệu, cung cấp thông tin, địa chỉ dịch vụ công tác xã hội, nhóm sinh hoạt đồng đẳng tại địa phương cho người cai nghiện ma túy.
4. Phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, thị trường lao động, tư vấn, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý nhằm trang bị kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người cai nghiện ma túy.
5. Hướng dẫn người cai nghiện ma túy xây dựng kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng theo Mẫu số 21 Phụ lục II Nghị định này. Kế hoạch cần xác định mục tiêu, nguyện vọng của người cai nghiện ma túy, hoàn cảnh thực tế, sự hỗ trợ của các nguồn lực, năng lực bản thân người cai nghiện ma túy, chọn việc làm phù hợp với sức khỏe và kỹ năng lao động của bản thân.
Như vậy, kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma túy do người cai nghiện ma túy xây dựng và được hướng dẫn bởi cơ sở cai nghiện ma túy hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện hướng dẫn xây dựng.
Ngoài ra, kế hoạch cần xác định mục tiêu, nguyện vọng của người cai nghiện ma túy, hoàn cảnh thực tế, sự hỗ trợ của các nguồn lực, năng lực bản thân người cai nghiện ma túy, chọn việc làm phù hợp với sức khỏe và kỹ năng lao động của bản thân.
Kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng của người sau cai nghiện ma túy do đối tượng nào xây dựng theo quy định? (Hình từ Internet)
Việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng có phải là quy trình bắt buộc của việc cai nghiện ma túy tự nguyện hay không?
Căn cứ tại Điều 29 Luật Phòng, chống ma túy 2021 về quy trình cai nghiện ma túy cụ thể như sau:
Quy trình cai nghiện ma túy
1. Quy trình cai nghiện ma túy bao gồm các giai đoạn sau đây:
a) Tiếp nhận, phân loại;
b) Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;
c) Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
d) Lao động trị liệu, học nghề;
đ) Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
2. Việc cai nghiện ma túy bắt buộc phải bảo đảm đầy đủ các giai đoạn quy định tại khoản 1 Điều này; việc cai nghiện ma túy tự nguyện phải bảo đảm hoàn thành đủ 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, việc cai nghiện ma túy tự nguyện phải bảo đảm hoàn thành đủ 03 giai đoạn:
- Tiếp nhận, phân loại;
- Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;
- Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
Như vậy, việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng không phải là quy trình bắt buộc của việc cai nghiện ma túy tự nguyện.
Chính sách của Nhà nước về phòng chống ma túy có bao gồm việc bảo vệ, hỗ trợ cá nhân tham gia phòng, chống ma túy hay không?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Phòng, chống ma túy 2021 về chính sách của Nhà nước về phòng, chống ma túy như sau:
Chính sách của Nhà nước về phòng, chống ma túy
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống ma túy; kết hợp với phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.
2. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục về công tác phòng, chống ma túy; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy.
3. Ưu tiên nguồn lực phòng, chống ma túy cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới và địa bàn phức tạp về ma túy.
4. Cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy, người làm công tác cai nghiện ma túy trong các cơ sở cai nghiện ma túy công lập được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ, địa bàn hoạt động theo quy định của Chính phủ.
5. Bảo vệ, hỗ trợ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma túy.
6. Quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy; khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện ma túy, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.
Như vậy, chính sách của Nhà nước về phòng chống ma túy bao gồm việc bảo vệ, hỗ trợ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng chống ma túy.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cai nghiện ma túy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?