Kết quả phân vùng chức năng nguồn nước sông suối có phải được tổng hợp thành danh mục hay không?

Kết quả phân vùng chức năng nguồn nước sông suối có phải được tổng hợp thành danh mục hay không? Phân vùng chức năng nguồn nước sông suối có phải thực hiện trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh không?

Kết quả phân vùng chức năng nguồn nước sông suối có phải được tổng hợp thành danh mục hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định như sau:

Yêu cầu về kết quả phân vùng chức năng nguồn nước
1. Kết quả phân vùng chức năng nguồn nước sông, suối, kênh, mương, rạch phải được tổng hợp, lập thành danh mục. Trong đó, từng đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch được phân vùng chức năng phải thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên của sông, suối, kênh, mương, rạch; tên lưu vực sông;
b) Chiều dài, vị trí hành chính, tọa độ điểm đầu và điểm cuối của đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch được phân vùng chức năng (hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 30);
c) Chức năng nguồn nước của đoạn sông, suối, kênh, mương, rạch.
2. Kết quả phân vùng chức năng nguồn nước hồ, ao, đầm, phá phải được lập thành danh mục và phải thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên của hồ, ao, đầm, phá; tọa độ đại diện cho vị trí của hồ, ao, đầm, phá (hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 30), vị trí hành chính; tên tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành (nếu có). Đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên sông, suối thì nêu rõ tên của sông, suối;
b) Diện tích mặt nước của hồ, ao, đầm, phá được xác định chức năng;
c) Chức năng nguồn nước của hồ, ao, đầm, phá.
3. Kết quả phân vùng chức năng nguồn nước phải được cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.

Theo đó, kết quả phân vùng chức năng nguồn nước sông suối cần phải được tổng hợp thành danh mục.

Trong đó, từng đoạn sông suôi được phân vùng chức năng phải thể hiện các nội dung chủ yếu sau:

- Tên của sông suố; tên lưu vực sông;

- Chiều dài, vị trí hành chính, tọa độ điểm đầu và điểm cuối của đoạn sông suối được phân vùng chức năng (hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 30);

- Chức năng nguồn nước của đoạn sông suối.

Kết quả phân vùng chức năng nguồn nước sông suối có phải được tổng hợp thành danh mục hay không?

Kết quả phân vùng chức năng nguồn nước sông suối có phải được tổng hợp thành danh mục hay không? (Hình từ Internet)

Phân vùng chức năng nguồn nước sông suối có phải thực hiện trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định như sau:

Tổ chức thực hiện phân vùng chức năng nguồn nước, phê duyệt, công bố chức năng nguồn nước
1. Trường hợp phân vùng chức năng nguồn nước mặt được thực hiện trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, trong quy hoạch tỉnh thì việc phê duyệt, công bố chức năng nguồn nước thực hiện trong quy trình, thủ tục phê duyệt, công bố quy hoạch.
...

Cùng với đó, căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển.
2. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra.
3. Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền, hải đảo.
...

Theo đó, nguồn nước được hiểu là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên và các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra.

Cùng với đó, có thể hiểu nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền, hải đảo.

Như vậy, trong trường hợp phân vùng chức năng nguồn nước sông suối sẽ được thực hiện trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, trong quy hoạch tỉnh thì việc phê duyệt, công bố chức năng nguồn nước thực hiện trong quy trình, thủ tục phê duyệt, công bố quy hoạch.

Việc phân vùng chức năng nguồn nước được xác định theo những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định về những nguyên tắc phân vùng chức năng nguồn nước bao gồm:

- Đảm bảo tính hệ thống trong lưu vực sông, phù hợp với ranh giới hành chính cấp tỉnh.

- Phù hợp với hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước và nhu cầu khai thác, sử dụng nước được xác định trong quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

- Việc phân vùng chức năng nguồn nước phải được xem xét tổng thể về giá trị, lợi ích mà nguồn nước mang lại, mức độ ưu tiên phải bảo vệ và thuận lợi trong việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ nguồn nước.

- Hài hòa lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước giữa các khu vực, các địa phương, giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các đối tượng khai thác, sử dụng nước; bảo đảm việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, duy trì sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chức năng nguồn nước

Trịnh Kim Quốc Dũng

Chức năng nguồn nước
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chức năng nguồn nước có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào