Kết quả thực hiện thủ tục hành chính bị hủy hiệu lực do đâu? Dữ liệu điện tử của cá nhân được quản lý như thế nào?
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính bị hủy hiệu lực do đâu?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định hủy hiệu lực của kết quả thực hiện thủ tục hành chính điện tử như sau:
- Trường hợp kết quả thực hiện thủ tục hành chính bị hủy do hết hiệu lực, cơ quan có thẩm quyền phải đánh dấu, ghi nhận thời điểm, thực hiện hủy hiệu lực kết quả thực hiện thủ tục hành chính điện tử trên các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân và thông báo với các cơ quan có liên quan.
- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử đã hủy hiệu lực vẫn được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thời hạn lưu trữ quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Thời điểm kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử bị hủy hiệu lực thì đồng thời văn bản giấy đã chuyển đổi từ kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử này (nếu có) cũng bị mất hiệu lực và không còn giá trị sử dụng.
Do đó, hiệu lực của kết quả thực hiện thủ tục hành chính điện tử bị hủy do hết hiệu lực.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính bị hủy hiệu lực
Dữ liệu điện tử của cá nhân được quản lý như thế nào?
Tại Điều 16 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân như sau:
- Tổ chức, cá nhân có tài khoản để thực hiện các giao dịch trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh thì được cung cấp một Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân tại các cổng này.
- Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân tại Cổng dịch vụ công quốc gia giúp quản lý, lưu giữ dữ liệu hoặc đường dẫn tới dữ liệu:
+ Thông tin cơ bản về doanh nghiệp trên cơ sở cung cấp, cập nhật từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp; thông tin cơ bản về công dân trên cơ sở cung cấp, cập nhật từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
+ Kết quả hoặc đường dẫn kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương;
+ Các thành phần hồ sơ thủ tục hành chính đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết thành công và được tổ chức, cá nhân đồng ý lưu giữ;
+ Bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Các thông tin sẵn có từ Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh được đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân tại Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh giúp lưu giữ các thông tin hoặc đường dẫn tới các thông tin:
+ Thông tin cơ bản về doanh nghiệp trên cơ sở cung cấp thông tin từ Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp hoặc thông tin cơ bản về công dân trên cơ sở cung cấp thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi đã thực hiện được việc kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu này;
+ Các thành phần hồ sơ thủ tục hành chính đã được tiếp nhận và giải quyết thành công, kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương chủ quản hệ thống.
- Các thông tin được lưu giữ tại Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân tại Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh được phân tích tự động, hỗ trợ tổ chức, cá nhân:
+ Tự động điền các thông tin tại các biểu mẫu điện tử;
+ Hỗ trợ, thông báo, gợi ý việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến người sử dụng phù hợp với nhu cầu của tổ chức, cá nhân.
- Việc quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu trên Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân thực hiện theo các quy định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và các quy định của pháp luật có liên quan.
Lưu trữ kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử được quy định như thế nào?
Tại Điều 17 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định lưu trữ hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử như sau:
- Hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử được lưu trữ theo quy định của pháp luật chuyên ngành, phù hợp với môi trường, điều kiện lưu trữ điện tử và các quy định có liên quan của pháp luật về lưu trữ. Việc lưu trữ hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử có giá trị như lưu trữ hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính dạng văn bản giấy.
- Cơ quan, đơn vị thực hiện lưu trữ hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử phải bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Giao dịch điện tử.
Lê Trần Quang Nhật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủ tục hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?