Khách hàng cá nhân chỉ được thực hiện giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán khi nào?
- Có phải thu thập danh tính điện tử của khách hàng cá nhân khi mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử không?
- Khách hàng cá nhân chỉ được thực hiện giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán khi nào?
- Khách hàng cá nhân không được mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử trong trường hợp nào?
Có phải thu thập danh tính điện tử của khách hàng cá nhân khi mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN như sau:
Mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành quy định nội bộ về quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư này, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, giao dịch điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân, đảm bảo an toàn, bảo mật và bao gồm tối thiểu các bước như sau:
a) Thu thập các tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 12 Thông tư này và:
(i) Thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản đối với khách hàng là cá nhân;
(ii) Thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp đối với khách hàng là tổ chức;
...
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 12 Thông tư 17/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Hồ sơ mở tài khoản thanh toán
...
2. Tài liệu, thông tin, dữ liệu về giấy tờ tùy thân của khách hàng là cá nhân:
a) Trường hợp cá nhân là công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân, Thẻ căn cước hoặc Căn cước điện tử (thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 02) hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh đối với người dưới 14 tuổi;
b) Trường hợp cá nhân là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch: Giấy chứng nhận căn cước;
c) Trường hợp cá nhân là người nước ngoài:
(i) Hộ chiếu, đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải có thêm thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ có giá trị thay thị thực hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh; hoặc
(ii) Danh tính điện tử (thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 02).
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trường hợp khách hàng cá nhân là người nước ngoài thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện thu thâp danh tính điện tử của khách hàng thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 02.
Tuy nhiên, nếu khách hàng không có danh tính điện tử thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể sử dụng hộ chiếu; đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải có thêm thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ có giá trị thay thị thực hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh.
Khách hàng cá nhân chỉ được thực hiện giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán khi nào? (Hình từ Internet)
Khách hàng cá nhân chỉ được thực hiện giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán khi nào?
Căn cứ vào điểm c khoản 5 Điều 17 Thông tư 17/2024/TT-NHNN thì khách hàng cá nhân chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán khi đã hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản hoặc người đại diện với:
(1) Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước của người đó đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của người đó do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc
(2) Dữ liệu sinh trắc học được thu thập thông qua gặp mặt trực tiếp người đó đối với trường hợp là người nước ngoài không sử dụng danh tính điện tử, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; hoặc
(3) Dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập và kiểm tra (đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu sinh trắc học của người đó với dữ liệu sinh trắc học trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc với dữ liệu sinh trắc học của người đó thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập); hoặc
(4) Dữ liệu sinh trắc học của người đó được lưu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp sử dụng thẻ căn cước công dân không có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa;
Khách hàng cá nhân không được mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN như sau:
Mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử
...
3. Việc mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Tài khoản thanh toán chung;
b) Tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ;
c) Khách hàng cá nhân theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư này, khách hàng cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Như vậy, khách hàng cá nhân không được mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử khi thuộc đối tượng sau đây:
- Là người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
- Là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài khoản thanh toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là mẫu nào?
- Tổ chức Đảng vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trong trường hợp nào theo Quy định 69?
- Quỹ phát triển đất có được huy động vốn không? Nguồn tài chính của Quỹ phát triển đất có phải được phân bổ từ việc huy động vốn không?
- Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng có bị phạt không?
- Có mấy biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng? Hợp đồng tư vấn xây dựng có bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng?