Khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt giao dịch có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam thì có cần báo cáo cả ngoại tệ và tiền mặt không?

Khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt giao dịch có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam thì có cần báo cáo cả ngoại tệ và tiền mặt không? Đối tượng nào phải báo cáo giao dịch có giá trị lớn? Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là bao nhiêu?

Khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt giao dịch có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam thì có cần báo cáo cả ngoại tệ và tiền mặt không?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định về chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo như sau:

Chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này hoặc báo cáo bằng văn bản giấy theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này khi chưa thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho việc báo cáo.
2. Trường hợp khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam hoặc nộp tiền mặt bằng đồng Việt Nam có giá trị lớn để mua ngoại tệ tiền mặt thì chỉ báo cáo giao dịch nộp tiền mặt.

Như vậy, trường hợp khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam hoặc nộp tiền mặt bằng đồng Việt Nam có giá trị lớn để mua ngoại tệ tiền mặt thì chỉ báo cáo giao dịch nộp tiền mặt.

Khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt giao dịch có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam thì có cần báo cáo cả ngoại tệ và tiền mặt không?

Khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt giao dịch có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam thì có cần báo cáo cả ngoại tệ và tiền mặt không? (hình từ internet)

Đối tượng nào phải báo cáo giao dịch có giá trị lớn?

Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 11/2023/QĐ-TTg quy định về đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng
Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền.

Theo quy định tại Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 quy định về đối tượng báo cáo như sau:

Đối tượng báo cáo
1. Đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cho vay;
c) Cho thuê tài chính;
d) Dịch vụ thanh toán;
đ) Dịch vụ trung gian thanh toán;
e) Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền;
g) Bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính;
h) Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ;
i) Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;
k) Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
l) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;
m) Đổi tiền.
2. Đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược;
b) Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản;
c) Kinh doanh kim khí quý, đá quý;
d) Kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;
đ) Cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.

Như vậy, đối tượng phải báo cáo giao dịch có giá trị lớn là tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính bao gồm: tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động theo quy định, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính nêu trên.

Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 25 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 quy định về báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo như sau:

Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 11/2023/QĐ-TTg quy định về mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo như sau:

Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 400.000.000 (bốn trăm triệu) đồng trở lên.

Như vậy, mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là do Thủ tướng quyết định như sau: mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 400.000.000 (bốn trăm triệu) đồng trở lên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao dịch có giá trị lớn

Nguyễn Thị Thanh Xuân

Giao dịch có giá trị lớn
Phòng chống rửa tiền
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao dịch có giá trị lớn có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao dịch có giá trị lớn Phòng chống rửa tiền
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cục Phòng chống rửa tiền thuộc cơ quan nào? Cục Phòng chống rửa tiền có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Danh sách cảnh báo trong phòng chống rửa tiền do cơ quan nào lập? Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Khi nghi ngờ đối tác liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen trong phòng chống rửa tiền thì có phải trì hoãn giao dịch không?
Pháp luật
Trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền thì Danh sách đen là gì? Khi phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen thì đối tượng báo cáo cần làm gì?
Pháp luật
Cơ quan nào lập danh sách đen trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền? Căn cứ để áp dụng biện pháp trì hoãn khi có giao dịch thuộc Danh sách đen là gì?
Pháp luật
Khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt giao dịch có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam thì có cần báo cáo cả ngoại tệ và tiền mặt không?
Pháp luật
Đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao cần áp dụng những biện pháp tăng cường nào?
Pháp luật
Ngân hàng có được tạo tài khoản vô danh không? Cách xác định chủ sở hữu hưởng tài khoản vô danh là gì?
Pháp luật
Dấu hiệu cơ bản để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong phòng chống rửa tiền phải báo cáo là gì? Hình thức báo cáo khi gặp những giao dịch đáng ngờ như thế nào?
Pháp luật
Phải đào tạo kiến thức cơ bản về phòng chống rửa tiền đối với nhân sự mới được tuyển dụng trong thời hạn bao lâu?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào