Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới có được mua điện trực tiếp với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia không?
Khách hàng sử dụng điện là ai?
Khách hàng sử dụng điện được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Luật Điện lực 2004 như sau:
Khách hàng sử dụng điện là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng, không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.
Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới có được mua điện trực tiếp với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia không?
Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới có được mua điện trực tiếp với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia không, thì theo khoản 3 Điều 28 Luật Điện lực 2004, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1, bị thay bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật điện lực sửa đổi 2012 như sau:
Mua bán điện với nước ngoài
1. Việc mua bán điện với nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và được ghi trong giấy phép hoạt động điện lực.
2. Việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Không làm ảnh hưởng đến độ an toàn, tin cậy và tính ổn định trong vận hành hệ thống điện quốc gia;
b) Đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia;
c) Không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng sử dụng điện, lợi ích của Nhà nước và an ninh năng lượng quốc gia.
3. Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới được mua điện trực tiếp với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia nhưng phải bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới được mua điện trực tiếp với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia.
Tuy nhiên khi thực hiện phải bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khách hàng sử dụng điện (Hình từ Internet)
Khách hàng sử dụng điện có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Khách hàng sử dụng điện có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 46 Luật Điện lực 2004 như sau:
(1) Khách hàng sử dụng điện có các quyền sau đây:
- Được lựa chọn bên bán điện trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh;
- Được cung cấp đủ số lượng công suất, điện năng, bảo đảm chất lượng điện đã được thoả thuận trong hợp đồng;
- Yêu cầu bên bán điện kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện;
- Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin liên quan đến việc mua bán điện và hướng dẫn về an toàn điện;
- Được bồi thường thiệt hại do bên bán điện gây ra theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu bên bán điện kiểm tra chất lượng dịch vụ điện, tính chính xác của thiết bị đo đếm điện, số tiền điện phải thanh toán;
- Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực của bên bán điện;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Khách hàng sử dụng điện có các nghĩa vụ sau đây:
- Thanh toán tiền điện đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thoả thuận khác trong hợp đồng mua bán điện;
- Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện các quy định về quản lý nhu cầu sử dụng điện;
- Kịp thời cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện khi nhận được thông báo của bên bán điện trong các trường hợp quy định tại Điều 27 Luật Điện lực 2004, cụ thể:
Ngừng, giảm mức cung cấp điện
1. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 23 của Luật này, bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất năm ngày bằng cách thông báo trong ba ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức thông tin khác.
2. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp do sự cố, do sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện thì đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện được ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với bên mua điện để xử lý và trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại.
3. Trường hợp đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trái các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp bên mua điện không thực hiện đúng các quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 46, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 47 của Luật này thì bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện.
- Thông báo cho bên bán điện biết trước năm ngày khi có nhu cầu tạm ngừng sử dụng điện, trước mười lăm ngày khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán điện;
- Thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện những hiện tượng bất thường có thể gây mất điện, mất an toàn cho người và tài sản;
- Tạo điều kiện để bên bán điện kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng;
- Bảo đảm các trang thiết bị sử dụng điện đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện;
- Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên bán điện theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động điện lực có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?