Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) là gì? Cách tiến hành xác định áp xuất hơi của khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)?
Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) là gì?
Khí dầu mỏ hóa lỏng được giải thích theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8356:2010 (ASTM 1267-07) cụ thể:
Khí dầu mỏ hóa lỏng (liquefied petroleum gases) là:
Hỗn hợp các hydrocacbon có khoảng nhiệt độ sôi hẹp bao gồm chủ yếu là propan hoặc propylen hoặc cả hai (CẢNH BÁO: Rất dễ cháy. Độc khi hít phải), butan và butylen hoặc cả hai, trong đó hàm lượng các hợp chất hydrocacbon có nhiệt độ sôi cao hơn 0 °C (32 °F) chiếm ít hơn 5 % tính theo thể tích lỏng và áp suất hơi trên áp kế của hỗn hợp ở 37,8 °C (100 °F) không lớn hơn 1550 kPa (225 psi).
Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) (Hình từ Internet)
Ý nghĩa và ứng dụng của khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)?
Ý nghĩa và ứng dụng của khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8356:2010 (ASTM 1267-07) cụ thể:
- Giá trị áp suất hơi của khí dầu mỏ hóa lỏng tại điều kiện nhiệt độ từ 37,8 °C đến 70 °C (100 °F đến 158 °F) thích hợp để lựa chọn các thiết kế hợp lý các bể chứa, container tàu biển, và các thiết bị dành cho người sử dụng để đảm bảo an toàn khi dùng các sản phẩm đó.
- Áp suất hơi của khí dầu mỏ hóa lỏng là một chỉ tiêu rất quan trọng liên quan đến tính an toàn để đảm bảo rằng áp suất này không vượt quá áp suất thiết kế cho hoạt động cực đại của kho chứa, thiết bị bảo quản và hệ thống nhiên liệu ở điều kiện nhiệt độ làm việc thông thường.
- Đối với khí dầu mỏ hóa lỏng, áp suất hơi là phép đo gián tiếp của hầu hết các điều kiện nhiệt độ rất thấp mà tại đó việc hóa hơi đầu tiên có thể xảy ra. Áp suất hơi có thể được coi như một phép đo bán định lượng của hầu hết chất bay hơi có trong sản phẩm.
Cách tiến hành xác định áp xuất hơi của khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)?
Cách tiến hành xác định áp xuất hơi của khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) theo Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8356:2010 (ASTM 1267-07) cụ thể:
- Phải thực hiện các biện pháp an toàn khi xả bỏ hơi và chất lỏng trong quá trình vận hành và trong cả quá trình lấy mẫu tiếp theo.
- Làm sạch: Với thiết bị đã được lắp đặt ở vị trí thẳng đứng, nối van nạp của khoang dưới với nguồn mẫu bằng bộ nối mẫu (7.2). Mở van nguồn mẫu tới thiết bị. Mở cẩn thận van xả của khoang trên, cho phép không khí hoặc hơi hoặc cả hai trong thiết bị thoát ra ngoài cho đến khi thiết bị chứa đầy chất lỏng.
Đóng van nạp của khoang dưới và mở rộng van xả để chất lỏng bay hơi cho đến khi thiết bị có một lớp sương trắng (có thể cần phải làm lạnh), sau đó lật ngược thiết bị, và xả hết các cặn qua van xả. Để phần hơi dư thoát ra ngoài cho đến khi áp suất trong thiết bị bằng với áp suất khí quyển, sau đó đóng van xả.
- Lấy mẫu
Đặt thiết bị (khi đó chỉ chứa toàn hơi) về vị trí thẳng đứng và mở van nạp. Ngay sau khi thiết bị có cùng áp suất với nguồn mẫu thì mở ngay van xả. Nếu chất lỏng không dâng lên ngay, thì lặp lại bước làm sạch (9.2).
Nếu chất lỏng xuất hiện ngay, theo trình tự đóng van xả rồi đóng van nạp (Chú thích 1). Đóng van nguồn mẫu và ngắt đường lấy mẫu.
Đóng ngay van nối thẳng giữa hai khoang và mở van nạp khi thiết bị ở vị trí thẳng đứng. Đóng van nạp ngay khi chất lỏng không thoát ra nữa và mở ngay van nối thẳng.
CHÚ THÍCH 1: Sự truyền mẫu được thực hiện dễ dàng hơn bởi việc làm lạnh thiết bị với một phần vật liệu thử nghiệm.
+ Khi sử dụng 33⅓ % thể tích khoang dưới (A.1.1.3) thì tiến hành theo 9.4.
+ Khi sử dụng 20 % thể tích khoang dưới (Phụ lục A.1.1.4), đóng van nối thẳng và lại mở van nạp để đuổi hết các chất trong khoang dưới. Khi không có chất lỏng chảy ra thì nhanh chóng đóng van nạp và ngay lập tức mở van nối thẳng.
+ Trước thao tác lấy mẫu, khoang trên chứa đầy chất lỏng có nhiệt độ thường là thấp hơn nhiệt độ môi trường. Nếu thiết bị ấm lên vì bất kỳ lý do gì sẽ làm cho chất lỏng chứa ở khoang trên bị giãn nở, có thể gây ra nứt khoang. Vì vậy, cần phải thực hiện ngay các bước tiến hành tạo khoảng trống trong thiết bị.
- Xác định áp suất hơi
+ Lật ngược thiết bị và lắc mạnh. Đặt thiết bị lại vị trí thẳng đứng và ngâm thiết bị vào bể ổn nhiệt duy trì ở nhiệt độ thử nghiệm (4.1). Thiết bị gồm cặp van xả được nhúng chìm, nhưng không nhúng chìm áp kế. Trong suốt quá trình thử, nhiệt độ bể ổn nhiệt được kiểm tra định kỳ bằng một nhiệt kế của bể ổn nhiệt.
++ Tại nhiệt độ bằng hoặc nhỏ hơn nhiệt độ thử nghiệm 50 oC (122 °F), duy trì nhiệt độ bể chênh lệch ± 0,1 oC (0,2 °F). Tại nhiệt độ thử lớn hơn 50 oC (122 °F) cho đến 70 oC (158 °F), duy trì nhiệt độ bể chênh lệch ± 0,3 oC (0,5 °F).
++ Quan sát hệ thống thiết bị trong suốt chu kỳ thử để đảm bảo rằng không bị rò rỉ. Ngừng và loại bỏ các kết quả ngay khi phát hiện có rò rỉ.
+ Sau khi cho thiết bị vào bể ổn nhiệt được 5 min thì lấy thiết bị ra khỏi bể, lật ngược và lắc mạnh, sau đó đặt trở lại bể.
Thực hiện thật nhanh thao tác lắc thiết bị nhằm tránh làm quá lạnh thiết bị và các chất chứa trong đó. Sau đó, cứ cách khoảng không dưới 2 min, lấy thiết bị khỏi bể, lật ngược, lắc mạnh rồi đặt trở lại bể.
Trước mỗi lần lấy thiết bị ra khỏi bể ổn nhiệt, gõ nhẹ áp kế và quan sát chỉ số áp suất. Các thao tác này thường yêu cầu từ 20 min đến 30 min để đạt cân bằng.
Sau thời gian đó, nếu các chỉ số áp kế quan sát được ở các lần kế tiếp nhau là không đổi thì ghi lại số đọc áp kế, đó chính là áp suất hơi chưa hiệu chính của mẫu LPG tại nhiệt độ thử nghiệm.
+ Nếu sử dụng một áp kế không được hiệu chuẩn theo thiết bị thử tải trọng tĩnh, thì cần phải
tiến hành hiệu chính áp kế đối với số đọc của áp kế. Không tháo áp kế ra khỏi thiết bị hoặc lấy thiết bị ra khỏi bể. Gắn áp kế thử, đã được hiệu chuẩn theo thiết bị thử tải trọng tĩnh, vào đầu ra của van xả và mở van xả. Tại điểm kết thúc 5 min, so sánh số đọc của hai áp kế. Ghi lại bất kỳ sự hiệu chính nào đã được xác định theo cách như trên và coi đó là hiệu chính áp kế.
++ Ngược lại, nếu áp kế sử dụng đã được hiệu chuẩn theo thiết bị thử tải trọng tĩnh, thì sự hiệu chính áp kế là bằng 0 và không cần xác định sự hiệu chính áp kế như 9.4.3, sử dụng áp kế thử thứ hai đã được hiệu chuẩn theo thiết bị thử tải trọng tĩnh.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khí dầu mỏ hóa lỏng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?