Khi đến tuổi nghỉ hưu có được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không? Về thủ tục để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như thế nào?
*BHXH: Bảo hiểm xã hội
Khi đến tuổi nghỉ hưu có được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
(1) Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này”.
Theo quy định trên, khi bạn không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
(2) Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP có quy định:
“Điều 9. Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này”.
Theo đó, mẹ bạn đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí, tuy nhiên còn thiếu 5 năm 1 tháng tham gia bảo hiểm xã hội để được nghỉ hưu thì có thể lựa chọn phương thức đóng một lần cho những năm còn thiếu.
Khi đến tuổi nghỉ hưu có được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Về thủ tục để tham gia BHXH tự nguyện được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 24 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 quy định như sau:
“Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Theo đó, để có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mẹ bạn cần nộp tới cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi bạn đang có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú các giấy tờ sau:
– Tờ khai theo mẫu TK1-TS;
– Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân;
– Sổ hộ khẩu/giấy tờ tạm trú;
– Sổ BHXH mà bạn đã đóng BHXH bắt buộc trước đó.
Về mức đóng khi tham gia BHXH tự nguyện được quy định như thế nào?
(1) Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về mức đóng:
“Điều 10. Mức đóng
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:
1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng“.
(2) Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 như sau:
"1. Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
a) Tiêu chí thu nhập
- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.
- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng."
(3) Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về mức lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
...
Như vậy, mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Với mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng ( 20 x 1.800.000 = 36.000.000 đồng).
Mẹ bạn có thể lựa chọn một mức thu nhập bất kỳ trong khoảng trên để kê khai với cơ quan bảo hiểm xã hội và sẽ đóng 22% trên mức đã kê khai mà không phụ thuộc vào mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của mẹ bạn trước đó.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về mức lương cơ sở như sau:
“Điều 3. Mức lương cơ sở
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.”
Như vậy, mức thu nhập tối thiểu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 1.500.000 đồng/người/tháng và mức tối đa là 29.800.000 đồng/tháng. Mẹ bạn có thể lựa chọn một mức thu nhập bất kỳ trong khoảng trên để kê khai với cơ quan bảo hiểm xã hội và sẽ đóng 22% trên mức đã kê khai mà không phụ thuộc vào mức đóng của mẹ bạn khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Quy định về thủ tục để hưởng lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện
Căn cứ Điều 6 Quy trình giải quyết các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH 2019 quy định như sau:
“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
b) Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện, bảo lưu thời gian tham gia BHXH (gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích).
b1) Sổ BHXH.
b2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
b3) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản GĐYK để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) đối với người nghỉ hưu do suy giảm KNLĐ hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%) đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp…”
Như vậy, khi mẹ bạn đủ điều kiện hưởng lương hưu sau khi tham gia BHXH tự nguyện thì mẹ bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm có:
– Sổ BHXH.
– Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (nếu có).
Hồ sơ trên cần nộp tới cơ quan BHXH cấp huyện nơi mẹ bạn đang cư trú. Khi đi mẹ bạn cần xuất trình thêm chứng minh nhân dân/căn cước công dân và sổ hộ khẩu/sổ tạm trú.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi đến tuổi nghỉ hưu.
Lê Thị Trúc Linh
- Quyết định 166/QĐ-BHXH 2019
- khoản 2 Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP
- Nghị định 24/2023/NĐ-CP
- khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP
- khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP
- Điều 24 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017
- khoản 2 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP
- khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động có được phép thực hiện trong ca làm việc không?
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?
- Tổng hợp Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 mới nhất?
- Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa? Ngày này là ngày lễ lớn đúng không?