Khi doanh nghiệp cổ phần hóa phát hành cổ phần lần đầu thì những đối tượng nào không được phép mua?
- Khi doanh nghiệp cổ phần hóa phát hành cổ phần lần đầu thì những đối tượng nào không được phép mua?
- Nhà đầu tư trong nước khi mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa có bị giới hạn số lượng không?
- Doanh nghiệp cổ phần hóa có thể bán cổ phần lần đầu theo phương thức đấu giá hay không?
Khi doanh nghiệp cổ phần hóa phát hành cổ phần lần đầu thì những đối tượng nào không được phép mua?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 126/2017/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm:
(1) Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp (trừ các thành viên là đại diện của doanh nghiệp);
(2) Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn cổ phần hóa, kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp (trừ các tổ chức bảo lãnh phát hành mua số cổ phần chưa phân phối hết theo hợp đồng bảo lãnh);
(3) Các công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ - công ty con;
(4) Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá;
(5) Người có liên quan theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 của tổ chức và cá nhân quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 4 Điều 6 Nghị định 126/2017/NĐ-CP.
Khi doanh nghiệp cổ phần hóa phát hành cổ phần lần đầu thì những đối tượng nào không được phép mua? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư trong nước khi mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa có bị giới hạn số lượng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 126/2017/NĐ-CP quy định về việc mua cổ phần như sau:
Đối tượng và điều kiện mua cổ phần
1. Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Như vậy, nhà đầu tư trong nước không bị giới hạn số lượng cổ phần hóa được mua từ doanh nghiệp cổ phần hóa trừ trường hợp nhà đầu tư trong nước thuộc một trong các đối tượng bị cấp mua cổ phần ở lần phát hành đầu tiên.
Doanh nghiệp cổ phần hóa có thể bán cổ phần lần đầu theo phương thức đấu giá hay không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 126/2017/NĐ-CP quy định về phương thức bán cố phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa như sau:
Đồng tiền thanh toán và phương thức bán cổ phần lần đầu
1. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp bằng đồng Việt Nam.
2. Việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các phương thức quy định tại Nghị định này, cụ thể:
a) Đấu giá công khai;
b) Bảo lãnh phát hành;
c) Thỏa thuận trực tiếp;
d) Phương thức dựng sổ (Booking building).
Đối tượng áp dụng phương thức dựng sổ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc bán cổ phần theo phương thức này.
3. Tùy theo đối tượng và điều kiện mua cổ phần lần đầu, cơ quan đại diện chủ sở hữu xác định phương thức bán cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều này cho phù hợp.
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Thông tư 32/2021/TT-BTC quy định về điều kiện để doanh nghiệp cổ phần hóa bán cổ phần theo hình thức đấu giá công khai như sau:
Bán cổ phần lần đầu
1. Căn cứ phương án cổ phần hóa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (theo Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này, bao gồm cả bản Tiếng Anh), Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa triển khai phương án bán cổ phần lần đầu theo các phương thức đã được phê duyệt trong phương án cổ phần hóa, trong đó:
a) Phương thức bán đấu giá được áp dụng trong các trường hợp:
- Bán đấu giá công khai ra công chúng, bao gồm cả số lượng cổ phần người lao động, tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp từ chối mua và số cổ phần nhà đầu tư chiến lược không đăng ký mua hết số cổ phần chào bán theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt;
- Bán đấu giá cho nhà đầu tư chiến lược trong trường hợp có từ hai (02) nhà đầu tư chiến lược đáp ứng tiêu chí lựa chọn thực hiện đăng ký mua cổ phần và tổng số cổ phần các nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua lớn hơn số cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt.
b) Phương thức thỏa thuận trực tiếp được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Bán cho nhà đầu tư chiến lược trong trường hợp chỉ có một (01) nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua cổ phần; hoặc các nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua cổ phần với số lượng bằng hoặc nhỏ hơn số lượng cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt;
- Bán cho các nhà đầu tư số cổ phần không bán hết theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, khoản 19 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP;
- Bán cho người lao động và tổ chức công đoàn.
c) Phương thức bảo lãnh phát hành được áp dụng khi bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa;
d) Phương thức dựng sổ (Book - Building) thực hiện theo Thông tư số 21/2019/TT-BTC ngày 11 tháng 04 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
...
Theo quy định trên thì doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ có thể bán cổ phần lần đầu theo phương thức bán đấu giá công khai khi:
- Bán đấu giá công khai ra công chúng, bao gồm cả số lượng cổ phần người lao động, tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp từ chối mua và số cổ phần nhà đầu tư chiến lược không đăng ký mua hết số cổ phần chào bán theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt;
- Bán đấu giá cho nhà đầu tư chiến lược trong trường hợp có từ hai (02) nhà đầu tư chiến lược đáp ứng tiêu chí lựa chọn thực hiện đăng ký mua cổ phần và tổng số cổ phần các nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua lớn hơn số cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp cổ phần hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ cao đối với hoạt động chuyển giao công nghệ không?
- Tổ chức thanh niên có bao gồm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam? Nhiệm kỳ Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là mấy năm?
- Phụ lục 2A: Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu đấu thầu đối với các gói thầu đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất?
- Mẫu đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là mẫu nào?
- Hoạt động đầu tư xây dựng là gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì theo quy định?