Khi khởi kiện, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?

Tôi có một câu hỏi như sau: Khi khởi kiện, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.D ở Lâm Đồng.

Khi khởi kiện, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?

Theo Điều 206 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:

Quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp sau đây:
a) Đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
b) Hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu huỷ nếu không được bảo vệ kịp thời.
2. Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi nghe ý kiến của bên bị áp dụng biện pháp đó.

Theo quy định trên, khi khởi kiện, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp sau:

+ Đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

+ Hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu huỷ nếu không được bảo vệ kịp thời.

Quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ (Hình từ Internet)

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có những nghĩa vụ nào?

Căn cứ Điều 208 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:

Nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh quyền yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 206 của Luật này bằng các tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 203 của Luật này.
2. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị áp dụng biện pháp đó trong trường hợp người đó không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa đó;
b) Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.

Theo đó, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại gây ra cho người bị áp dụng biện pháp đó trong trường hợp người đó không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Có những biện pháp khẩn cấp tạm thời nào được áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Theo quy định tại Điều 207 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về các biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây được áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó:
a) Thu giữ;
b) Kê biên;
c) Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;
d) Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.
2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Theo đó, hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời sau:

+ Thu giữ.

+ Kê biên.

+ Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển.

+ Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.

+ Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện khi nào?

Căn cứ Điều 209 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, điểm o khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:

Huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Toà án ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong các trường hợp quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và trong trường hợp người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chứng minh được việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không có căn cứ xác đáng.
2. Trong trường hợp huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Toà án phải xem xét để trả lại cho người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khoản bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 208 của Luật này. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không có căn cứ xác đáng và gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án buộc người yêu cầu phải bồi thường thiệt hại.

Như vậy, Toà án ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong các trường hợp quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và trong trường hợp người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chứng minh được việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không có căn cứ xác đáng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sở hữu trí tuệ

Trần Thị Tuyết Vân

Quyền sở hữu trí tuệ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền sở hữu trí tuệ có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào