Khi làm việc trên tấm lợp dạng sóng người lao động phải tuân theo các yêu cầu nào để bảo đảm an toàn lao động?
Tấm lợp dạng sóng được sử dụng vào mục đích gì và có yêu cầu như thế nào về thiết kế?
Căn cứ theo Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8053:2009 về Tấm lợp dạng sóng - Yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt thì Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu thiết kế và hướng dẫn cách lắp đặt các loại tấm lợp dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng.
Đồng thời tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8053:2009 về Tấm lợp dạng sóng - Yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt có quy định như sau:
"3. Yêu cầu thiết kế
3.1. Yêu cầu thông gió
Các mái dốc phải thiết kế thông gió đảm bảo có hai chuỗi khe hở cho phép không khí thông vào và thoát ra để tránh tích tụ hơi ẩm. Diện tích tiết diện ngang tối thiểu của mỗi dãy khe hở ít nhất là bằng 1/800 toàn bộ diện tích của mái.
Các khe hở thông gió có thể đặt tại đầu hồi nếu như chúng không quá 12 m.
3.2. Yêu cầu cách nhiệt
Khi sử dụng sản phẩm lợp có hệ số dẫn nhiệt lớn hơn ngưỡng thiết kế quy định, phải thiết kế bổ sung giải pháp cách nhiệt để đảm bảo yêu cầu cách nhiệt cho mái.
3.3. Yêu cầu cách âm
Khi sử dụng những sản phẩm có chỉ số giảm âm thấp hơn giá trị ngưỡng thiết kế quy định, phải thiết kế bổ sung một lớp cách âm để bảo đảm yêu cầu cách âm cho mái.
3.4. Yêu cầu chống ăn mòn bởi hóa chất
Các sản phẩm phải chống được sự ăn mòn gây ra từ nước mưa, sương muối, các axit thông thường và các chất kiềm. Sản phẩm không chống được sự ăn mòn hóa chất nêu trên, phải có chỉ dẫn thiết kế phủ hoặc sơn thêm một lớp có thành phần chính là acrylic ở bề mặt chịu bức xạ mặt trời trực tiếp.
3.5. Yêu cầu về an toàn, bền điều kiện thời tiết tự nhiên
3.5.1. Yêu cầu về an toàn
Các thử nghiệm thích hợp được mô tả trong tiêu chuẩn sẽ chỉ ra đặc tính của các sản phẩm xét ở khía cạnh an toàn, môi trường và độ bền.
3.5.2. Yêu cầu đối với điều kiện thời tiết tự nhiên
Các sản phẩm phải chịu được gió tốc chiều cao như đã chỉ ra ở tiêu chuẩn
3.5.3. Khả năng chống tốc mái do gió
Thiết kế phải định rõ loại và số lượng các chốt (N) trên mỗi m2 đối với các độ dốc lớn hơn 15 %.
Khả năng chống tốc mái do gió, Ru, được tính bằng Niutơn trên một mét vuông mái, được xác định bằng công thức:
Ru = [giá trị được xác định theo (8.1) của TCVN 8052-2:2009] x N x 0,8
trong đó: 0,8 là hệ số cho công trình có hình dạng bình thường.
3.6. Yêu cầu chống cháy
Khi thiết kế mái phải lựa chọn sản phẩm lợp và vật liệu kết cấu đảm bảo đáp ứng phù hợp với cấp và loại phòng chống cháy quy định cho nhà và công trình xây dựng.
3.7. Bảo dưỡng
Phải có thiết kế chỉ dẫn bảo dưỡng mái để duy trì các đặc tính chung của sản phẩm lợp sử dụng vào mái.
3.8. Phụ kiện
Thiết kế chỉ dẫn lắp đặt mái cần đề cập chi tiết về các phụ kiện và cách lắp đặt phù hợp cho việc lợp mái.
3.9. Cố định
Phần chỉ dẫn lắp đặt của tiêu chuẩn này cần đề cập đến các phương pháp cố định tương ứng phù hợp với mái dốc và vòm cuốn."
Từ quy định nêu trên thì tấm lợp dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng. Yêu cầu về thiết kế đối với tấm lợp dạng sóng đó là phải đảm bảo yêu cầu về thông gió, cách nhiệt, cách âm, chống ăn mòn bởi hóa chất, an toàn, bền điều kiện thời tiết tự nhiên, đối với điều kiện thời tiết tự nhiên, chống cháy, bảo dưỡng, phụ kiện và yêu cầu về cố định.
Khi làm việc trên tấm lợp dạng sóng người lao động phải tuân theo các yêu cầu nào để bảo đảm an toàn lao động? (Hình từ Internet)
Thông gió mái đối với tấm lợp dạng sóng có quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 4.1.6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8053:2009 về Tấm lợp dạng sóng - Yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt có quy định về thông gió mái cụ thể như sau:
"4.1.6. Thông gió mái
Để mái và khung có thể tồn tại lâu dài, cần phải tạo ra sự tuần hoàn không khí trong không gian mái.
Cần nghiên cứu kỹ sơ đồ khu vực cần phải thông gió tùy thuộc vào chiều dài của mái và độ dốc của mái.
a) Mái hai mặt dốc
Kiểm tra các khe hở thông gió đặt tại đuôi mái và tại nóc mái (Hình 1).
Khi các chiều dốc của mái dài hơn 10 m, thì nên đặt thêm một khe hở ở điểm giữa của chiều dốc. Xem sơ đồ thiết kế mái để xác định nhu cầu thông gió.
b) Mái một mặt dốc
Các khe hở thông gió trong trường hợp này được đặt tại đuôi mái và tại nóc mái, nếu chiều dốc L của mái nhỏ hơn 12 m (xem Hình 2).
Khi chiều dài L của mái lớn hơn 12 m, thì cần đặt thêm một khe hở thông gió ở giữa mặt dốc của mái (xem Hình 3).
Trong trường hợp cần thiết, các khe hở thông gió có thể được vận hành cùng với các thiết bị thích hợp (quạt gió, hoặc bất cứ một thiết bị thông gió bổ sung nào) được thiết kế phù hợp với hình dạng của sản phẩm lợp mái."
Về thông gió mái có quy định để mái và khung có thể tồn tại lâu dài, cần phải tạo ra sự tuần hoàn không khí trong không gian mái. Cần nghiên cứu kỹ sơ đồ khu vực cần phải thông gió tùy thuộc vào chiều dài của mái và độ dốc của mái. Có hai loại mái đó là mái hai mặt dốc và mái một mặt dốc.
Người lao động làm việc trên tấm lợp dạng sóng có quy định về việc bảo dưỡng mái và kiểm tra chất lượng mái phải tuân thủ các yêu cầu gì?
Theo Mục 4.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8053:2009 về Tấm lợp dạng sóng - Yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt có quy định như sau:
"4.3. Những yêu cầu khác
4.3.1. An toàn lao động trên mái
a) Đi lại trên mái
Chỉ nên đi lại trên mái trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện việc bảo dưỡng mái và các công việc có liên quan. Nên sử dụng tấm ván được chèn cố định hay dùng thang được đặt vững chắc và được đỡ bởi các tay đòn của mái để làm phương tiện đi lại trên mái.
b) Quy định an toàn
Thiết kế mái phải có các quy định về an toàn có thể áp dụng khi lắp đặt tấm lợp.
4.3.2. Bảo dưỡng mái
Cần đề xuất những yêu cầu dưới đây nhằm chỉ dẫn cho việc bảo dưỡng mái:
- dọn sạch các mảnh vụn trên mái;
- duy trì hệ thống thoát nước mưa trong tình trạng hoạt động tốt;
- duy trì các bộ phận của công trình như máng nước, cụm ống khói trong tình trạng hoạt động tốt;
- duy trì sự làm việc của mái và hệ thống thông gió trong tình trạng tốt.
4.4. Kiểm tra chất lượng lợp mái
Mái lợp có đủ các biên bản nghiệm thu sau đây là mái lợp đạt yêu cầu chất lượng:
- có biên bản nghiệm thu đạt yêu cầu kỹ thuật (đầu vào) của tất cả các cấu kiện và phụ kiện (các chi tiết kết cấu thanh mái) bảo đảm chúng đã tuân thủ các yêu cầu lắp đặt của tiêu chuẩn.
- có biên bản nghiệm thu về kích thước hình dạng mái, độ dốc mái và các chi tiết kiến trúc khác… bảo đảm chúng đã tuân thủ đúng thiết kế kiến trúc.
- có biên bản nghiệm thu mặt phẳng tổng thể của một diện mái vào (không thể mái vòm tuynen) đo bằng phương pháp căng dây các chiều song song và chéo (hoặc bằng nivô, hoặc máy kiểm tra mặt phẳng) trên bề mặt diện tích mái kiểm tra. Kết quả điểm vồng và võng lớn nhất cho phép không vượt quá ± 20 mm (giá trị (+) ứng với điểm vồng; giá trị (-) ứng với điểm võng).
Như vậy, người lao động làm việc trên tấm lợp dạng sóng phải đảm bảo việc an toàn lao động trên mái theo tiêu chuẩn trên.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tấm lợp dạng sóng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?