Khi nghi ngờ bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì ai là người có quyền yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi gửi đơn yêu cầu?

Xin chào. Tôi có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục tạm dừng hải quan đối với hàng hóa mà tôi nghi ngờ đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được không? Hiện tôi là chủ của một doanh nghiệp sản xuất đồ ăn đóng hộp và chúng tôi vừa sáng chế ra một sản phẩm độc quyền mang thương hiệu của công ty. Tuy nhiên, tôi nghi ngờ công ty đối thủ đã dùng sản phẩm tương tự chúng tôi để xuất khẩu ra nước ngoài. Bây giờ tôi phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Mong nhận được sự hỗ trợ từ các bạn. Xin cảm ơn.

Người có thẩm quyền yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan khi có nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Điều 74 Luật Hải quan 2014 quy định chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc thông qua người được ủy quyền hợp pháp nộp đơn đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Như vậy, nếu bạn là người trực tiếp tạo ra sản phẩm hoặc người được ủy quyền hợp pháp thì có quyền gửi đơn yêu cầu.

Yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Thủ tục đề nghị tạm dừng thủ tục hải quan theo quy định hiện hành

Để yêu cầu cơ quan xem xét việc tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, người đề nghị cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ và thủ tục theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan 2014, cụ thể bao gồm:

+ Đơn đề nghị.

+ Bằng chứng về sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ.

+ Bằng chứng về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

+ Nộp khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng bằng 20% giá trị lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu chưa biết giá trị lô hàng nghi ngờ xâm phạm là bao nhiêu. Khoản chi phí này được dùng để bồi thường thiệt hại hoặc chi trả các khoản phát sinh trong trường hợp yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan không đúng.

Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan không đúng quy định

Để hạn chế việc các đối tượng lợi dùng quyền được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để gây ra những khó khăn, bất cập trong hoạt động xuất, nhập khẩu. Phía cơ quan hải quan có thẩm quyền đã tạm ứng trước một khoản phí như đã phân tích phía trên, nhằm hạn chế những hậu quả do hành vi này gây ra. Như vậy, theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 76 Luật Hải quan 2014, hậu quả pháp lý mà chủ thể yêu cầu phải chịu như sau:

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh bao gồm phí lưu kho, bãi, xếp dỡ, bảo quản hàng hóa cho chủ hàng do việc tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra.

Sau khi trừ đi các chi phí và bồi thường thiệt hại phát sinh. Cơ quan hải quan hoàn trả các khoản tiền bảo đảm còn lại cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp.

Tuy nhiên, nếu phát hiện có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thì chủ thể yêu cầu được hoàn trả toàn bộ khoản tiền đã tạm ứng ban đầu. Các chi phí phát sinh do phía vi phạm thực hiện.

Ngoài ra, căn cứ Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2019), có quy định như sau:

“4. Tổ chức, cá nhân là bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu được Tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc nguyên đơn thanh toán cho mình chi phí hợp lý để thuê luật sư hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lạm dụng thủ tục đó phải bồi thường cho những thiệt hại do việc lạm dụng gây ra, trong đó bao gồm chi phí hợp lý để thuê luật sư. Hành vi lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hành vi cố ý vượt quá phạm vi hoặc mục tiêu của thủ tục này.”

Như vậy, nếu bạn có đủ bằng chứng, chứng minh có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thì bạn có thể liên hệ ngay với cơ quan hải quan có thẩm quyền để yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan kịp thời. Tuy nhiên, không được phép lạm dùng quyền này nếu như những chứng cứ của mình không đủ xác thực, điều này có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý không đáng có.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sở hữu trí tuệ

Hoàng Thị Linh Nhâm

Quyền sở hữu trí tuệ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền sở hữu trí tuệ có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào