Khi người lao động bị tai nạn lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội hay công ty giới thiệu cho người lao động đi giám định tai nạn lao động?
Khi người lao động bị tai nạn lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội hay công ty giới thiệu cho người lao động đi giám định tai nạn lao động?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
[...]
6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật”.
Theo đó, khi người lao động bị tai nạn lao động thì công ty có trách nhiệm giới thiệu để họ được đi giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT cũng có quy định cụ thể trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa cho người lao động.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật hiện hành, không quy định vấn đề cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động khi tai nạn lao động xảy ra. Cơ quan bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm giải quyết hồ sơ và chi trả chế độ tai nạn lao động đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định. Còn trách nhiệm giới thiệu cho người lao động đi giám định tai nạn lao động thuộc về phía công ty.
Khi người lao động bị tai nạn lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội hay công ty giới thiệu cho người lao động đi giám định tai nạn lao động?
Hồ sơ khám giám định lần đầu có cần Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế cấp không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về hồ sơ giám định lần đầu do tai nạn lao động như sau:
+ Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án;
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT về hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động;
+ Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
+ Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Theo đó, một trong những tài liệu cần phải có trong hồ sơ khám giám định làn đầu là bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định 4069/2001/QĐ-BYT về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án.
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi liên quan đến nội dung hưởng bảo hiểm xã hội khi bị tai nạn lao động mà bạn quan tâm.
Tải về mẫu giấy đề nghị khám giám định mới nhất 2023: Tại Đây
Lê Thị Trúc Linh
- Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT
- Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT
- khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT
- Khoản 3 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT
- Khoản 6 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tai nạn lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?